Khó thu hồi,ămVAMCmuađượcgầntỷđồngnợxấubằngtráiphiếuđặcbiệkết quả uefa nations league hoạt động xử lý nợ xấu khó đạt kế hoạch năm 2021 | |
Đại dịch làm "đình trệ" hoạt động mua bán, xử lý nợ xấu của VAMC | |
Sàn giao dịch nợ VAMC chính thức đi vào hoạt động |
Sàn giao dịch nợ VAMC ra đời giúp thúc đẩy thị trường mua bán nợ xấu. |
Cụ thể với hoạt động mua bán nợ, năm 2021, tổng giá trị mua nợ theo giá trị thị trường của VAMC đạt 2.116 tỷ đồng, hoàn thành hơn 88% kế hoạch được giao và tăng hơn 40% so với năm 2020. Cùng với đó, VAMC đã mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt với giá mua đạt 20.999 tỷ đồng, tăng 43,35% so với năm 2020.
Ông Nguyễn Tiến Đông, Chủ tịch Hội đồng thành viên VAMC cho biết, hoạt động mua bán, xử lý nợ theo giá trị thị trường của VAMC trong năm 2021 đã chịu tác động nghiêm trọng nhất của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 10, hoạt động này gần như bị đình trệ hoàn toàn, trong khi theo thông lệ hàng năm, đây là khoảng thời gian VAMC đạt được nhiều kết quả về mua bán, xử lý nợ.
Về kết quả kinh doanh, năm 2021, VAMC đã đạt doanh thu hơn 3.117 tỷ đồng, vượt 9,06% kế hoạch được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giao, tăng tới 99% so với năm 2020; tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu vượt 20% kế hoạch được NHNN giao.
Trong năm 2021, theo ông Nguyễn Tiến Đông, dấu ấn nổi bật nhất của VAMC là đã thành lập và đưa vào vận hành Sàn giao dịch nợ để thúc đẩy sự phát triển của thị trường mua bán nợ xấu, với mục tiêu minh bạch hóa thông tin về các khoản nợ xấu, tài sản đảm bảo.
Theo VAMC, đến nay đã có trên 54 đơn vị tổ chức, cá nhân là thành viên Sàn giao dịch nợ VAMC và được cung cấp tài khoản trên website của Sàn. Sàn giao dịch nợ đã thực hiện ký hợp đồng nguyên tắc đề nghị môi giới bán khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm với khách hàng đạt tổng dư nợ 9.045,7 tỷ đồng.
Vì thế, sang năm 2022, lãnh đạo VAMC cho biết sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động mua bán, xử lý nợ xấu theo giá trị thị trường; đẩy mạnh, triển khai có hiệu quả hoạt động tư vấn, môi giới mua bán nợ, tài sản của Sàn giao dịch nợ VAMC…