TheìnhhìnhBiểnĐôngmớinhấthômnayngàti so ti leo những tin tức mới nhất về tình hình Biển Đông hiện nay trên báo VTC News, chiều 9/4 tại quảng trường Postdamer Platz, trung tâm thủ đô Berlin, Đức, Liên hiệp người Việt cùng các hội đoàn người Việt tại Đức tổ chức cuộc míttinh, biểu tình phản đối các hoạt động xây đảo nhân tạo và quân sự hóa các đảo chiếm đóng trái phép của Trung Quốc tại hai khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Hàng nghìn bà con Việt kiều đang sinh sống tại Đức cùng bạn bè quốc tế đã tham gia buổi biểu tình này. Mặc dù chính thức khai mạc lúc 15h ngày 9/4 nhưng ngay từ trước đó, đông đảo bà con đã có mặt tại khu vực quảng trường để tiến hành các công tác chuẩn bị và nhận những băng rôn khẩu hiệu cùng quốc kỳ của Việt Nam.
Tình hình Biển Đông hiện nay đã trở thành điểm nóng, thu hút đông đảo sự quan tâm của người Việt trong và ngoài nước
Nhiều bạn thanh niên, sinh viên tham gia phát thư ngỏ, tờ rơi bằng nhiều thứ tiếng cùng bản đồ Việt Nam để giới thiệu cho những người tham dự và bạn bè quốc tế về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cũng như những hoạt động gây hấn của Trung Quốc trên những đảo chiếm đóng trái phép ở Biển Đông.
Được biết, trong cuộc biểu tình tại Berlin, Liên hiệp người Việt toàn Liên bang Đức cũng đưa Kháng nghị thư, gửi Đại sứ Trung Quốc tại Cộng hòa Liên bang Đức, trong đó có đoạn: "Chúng tôi, những người Việt Nam, người nhập cư Đông Nam Á tại CHLB Đức cùng đông đảo bạn bè quốc tế yêu chuộng hòa bình và công lý trên thế giới… yêu cầu ông Đại sứ, trên cương vị và trách nhiệm của mình hãy chuyển tới chính quyền Bắc Kinh ý chí và lời yêu cầu của chúng tôi:
1. Phản đối những đòi hỏi về 'Đường chín đoạn' phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông. Trung Quốc phải tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng những quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển UNICLOS năm 1982.
2. Trung Quốc phải trôn trọng chủ quyền biển đảo của Việt Nam và các nước trong khu vực, phải trả lại các đảo đã chiếm đóng trái phép trên quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam.
3. Trung Quốc phải chấm dứt các hành động xâm chiếm, mở rộng và xây dựng trái phép trên các đảo đá, bãi cát tại các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, chấm dứt các hành động quân sự hóa trên các đảo và bãi đá mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép ở Biển Đông.
4. Trung Quốc phải tôn trọng luật pháp quốc tế về đòi hỏi hòa bình, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông, không được gây chiến tranh, dùng vũ lực giải quyết tranh chấp trên Biển Đông, chấp nhận giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng hòa bình trong các cuộc đàm phá đa phương.
5. Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ kế hoạch khoan giếng và rút ngay giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, không có thêm các hành động đơn phương làm phức tạp thêm tình hình hòa bình, ổn định ở Biển Đông".
Thời gian qua, cộng động người Việt ở nước ngoài đã nhiều lần tổ chức biểu tình phản đối việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông
Đáng chú ý, sang ngày 10/4, lúc 14h theo giờ Tokyo, Hội Thanh niên - Sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản phối hợp với Hội Người Việt tại Nhật diễu hành phản đối chiến lược bành trướng của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông. Đoàn người biểu tình tiến về phía Đại sứ quán Trung Quốc ở Tokyo để thể hiện sự phản đối của mình.
Hoạt động này diễn ra trong lúc Hội nghị ngoại trưởng các nước G7 tại Tokyo đang họp để chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh G7 sắp tới được tổ chức ở Nhật Bản.
Trong một diễn biến khác liên quan đến tình hình Biển Đông hiện nay trên báo Tuổi Trẻ, ngày 9/4, một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết Bộ trưởng Quốc phòng nước này, ông Ashton Carter, sẽ thăm Philippines trong tuần tới và ghé 2 trong số 5 căn cứ mà Mỹ sẽ đồn trú lực lượng. Trong số 2 căn cứ này, như CNN cho biết, có một căn cứ nằm gần khu vực tranh chấp ở biển Đông.
Căn cứ mà ông Carter sẽ đi thăm là nơi một số lực lượng của Mỹ sẽ đóng lại. Căn cứ này nằm cách quần đảo Trường Sa của Việt Nam khoảng 160km, nơi mà Trung Quốc đã ngang nhiên bồi đắp các đảo nhân tạo và xây đường băng trái phép, gây quan ngại cho cộng đồng quốc tế.
Được biết một phụ lục trong thỏa thuận hợp tác quốc phòng giữa Mỹ và Philippines cho phép Mỹ đồn trú tạm thời lực lượng luân phiên tại các căn cứ này trong tương lai. Phía Mỹ cũng sẽ đóng góp ngân quỹ cho việc nâng cấp các cơ sở vật chất tại những nơi này. Giới chức Mỹ cho rằng điều này sẽ giúp Mỹ tăng cường sự hiện hiện trong khu vực và phát đi thông điệp mạnh mẽ hơn, đặc biệt trong bối cảnh có những tranh chấp ở Biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter sắp tới thăm một căn cứ gần Biển Đông trong tuần tới
Khi được hỏi liệu chuyến thăm của ông Carter đến Biển Đông có ý nghĩa phát đi thông điệp đến Trung Quốc về những hành động gần đây của Bắc Kinh hay không, quan chức quốc phòng cấp cao nay nói: “Đó là một thông điệp về sự cam kết của chúng tôi đối với hòa bình và ổn định tại khu vực này. Đó là thông điệp về tầm quan trọng mà chúng tôi đặt ở Biển Đông, là lợi ích an ninh cốt lõi của Mỹ và để cho Philippines thấy cam kết của chúng tôi đối với an ninh của họ”.
Trước quan ngại rằng Trung Quốc sẽ coi đây là hành động gây hấn, quan chức này nói: “Tôi hi vọng người Trung Quốc coi đây là thể hiện cam kết của chúng tôi đối với Philippines và với hòa bình, ổn định trong khu vực”. Chuyến thăm của ông Carter đến Philippines là một phần trong chuyến công du châu Á. Trong đó ông sẽ thăm cả Ấn Độ và các nước Trung Đông.
> > Đền thiêng Ấn Độ chìm trong biển lửa kinh hoàng, ít nhất 80 người chết thảm
Minh Thùy(T/h)
Vụ cô dâu 8 tuổi tự tử: Sự thật dần được ‘phơi bày’