Để đưa thông tin về bảo hiểm xã hội (BHXH),ịemnngcaohiểubiếtvềbảohiểmxhộibảohiểmytếbxh pháp 2 bảo hiểm y tế (BHYT) đến chị em phụ nữ được kịp thời, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tỉnh đã phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh, cùng các ngành tăng cường công tác tuyên truyền, vận động với nhiều hình thức đa dạng, phong phú... Cán bộ, hội viên phụ nữ bày tỏ ý kiến tại Hội nghị đối thoại chính sách BHXH, BHYT vừa qua. Đối thoại để hiểu nhau Được tham dự buổi đối thoại trực tiếp giữa các ngành liên quan và cán bộ, hội viên phụ nữ về BHXH, BHYT, bà Nguyễn Thị Nguyệt, ở khu vực 2, phường III, thành phố Vị Thanh, rất vui mừng, bởi bà đã có thêm nhiều kiến thức về chính sách này. Bà Nguyệt chia sẻ: “Thời gian qua, tôi cũng được cán bộ đến tuyên truyền, nên hiểu rằng tham gia BHYT vừa chăm sóc tốt sức khỏe bản thân, đồng thời, góp phần chia sẻ với cộng đồng xã hội. Dẫu được tuyên truyền nhiều lần, nhưng tôi cũng chưa rõ về lợi ích khi tham gia BHYT 5 năm liên tục. Nhân buổi đối thoại lần này, đã giúp tôi hiểu rõ hơn, từ đó, có nhiều thuận lợi khi vận động chị em hội viên tham gia BHYT”. Còn chị Nguyễn Thị Diễm Tú, ở ấp Thạnh An, xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh, cho rằng, những buổi đối thoại trực tiếp như thế này rất ý nghĩa, bởi người dân thắc mắc đến đâu, được ngành chức năng giải đáp thấu đáo đến đó. Từ đó, giúp mọi người hiểu rõ hơn về quyền lợi và ý nghĩa của tấm thẻ BHYT. Xác định BHXH, BHYT có ý nghĩa thiết thực với người dân, nhiều năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tỉnh đã ký kết kế hoạch liên tịch phối hợp với BHXH tỉnh tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHYT. Trong đó, chú trọng công tác tuyên truyền thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân đến năm 2020. Bà Lê Thị Mỹ Tiên, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tỉnh, cho biết: “Ngoài hình thức truyền thống như tổ chức hội nghị, hội thảo, truyền thông, chúng tôi còn tổ chức hoạt động đối thoại trực tiếp nhằm tuyên truyền sâu hơn các chính sách về BHYT, để người dân hiểu rõ hơn về chính sách này”. Giải đáp điều người dân quan tâm Tại buổi đối thoại trực tiếp giữa Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tỉnh và BHXH tỉnh vừa qua, các đại biểu đã đặt nhiều câu hỏi trực tiếp xung quanh đến một số vấn đề người dân đang quan tâm như quyền lợi, trách nhiệm, thủ tục tham gia, mức đóng, BHYT hộ gia đình, những khó khăn, vướng mắc trong khám, chữa bệnh BHYT. Bà Nguyễn Thị Kiểu, ở ấp 6, xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh, đặt câu hỏi “Khi đi khám bệnh BHYT phải mang theo giấy tờ tùy thân có ảnh, có thể bỏ quy định này có được không. Đối với BHYT hộ gia đình, một số hộ dân có hoàn cảnh khó khăn không đủ điều kiện tham gia cả hộ. Vì vậy, mọi người đề xuất có thể tham gia BHYT từng người, chứ không phải bắt buộc cả hộ”. Còn bà Nguyễn Thị Thủy, ở ấp Thạnh Hòa 2, xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh, bày tỏ ý kiến: “Các cấp, các ngành cần tuyên truyền nhiều hơn về BHXH tại các ấp, khu vực, bởi người dân chưa hiểu rõ về chính sách này”. Tại buổi gặp gỡ, người dân còn ý kiến về thái độ phục vụ của cán bộ, nhân viên y tế, vấn đề thuốc ở các trạm y tế… Sau khi lắng nghe tất cả ý kiến của bà con, tùy theo từng vấn đề mà ngành chức năng trả lời. Bà Quách Thị Bích Phượng, Phó Giám đốc BHXH tỉnh, giải đáp những thắc mắc cũng như kiến nghị của người dân. Bà Phượng cho biết: “Vấn đề khám, chữa bệnh BHYT phải kèm theo giấy tờ tùy thân có ảnh là quy định bắt buộc, bởi có trường hợp người khác mượn thẻ đi khám. Đối với BHYT hộ gia đình, chúng tôi sẽ ghi nhận ý kiến của bà con, phản ánh lên tuyến trên. Về tuyên truyền BHXH, thời gian tới, chúng tôi sẽ phối hợp với các ngành liên quan tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền. Với những kiến nghị của người dân chúng tôi sẽ ghi nhận”. Những đợt tuyên truyền như vậy đã tạo sự thống nhất, đồng thuận, giúp người dân ngày càng tin tưởng vào chính sách đầy tính nhân văn, chia sẻ cộng đồng của BHXH, BHYT để có ý thức tự giác tham gia, hướng tới nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT toàn dân! Bà Vũ Thị Thúy Hạnh, Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, cho biết: “Công tác tuyên truyền về BHXH, BHYT đã được Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và BHXH Việt Nam phối hợp thực hiện. Ở các địa phương cũng có sự phối hợp tuyên truyền giữa BHXH tỉnh và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tỉnh. Thông qua các hình thức tuyên truyền như tuyên truyền tại các chi, tổ hội, đối thoại trực tiếp hay các hội thi đã giúp kiến thức về BHXH, BHYT đến gần người dân, nhất là chị em phụ nữ. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền vẫn còn khó khăn như kiến thức cũng như kỹ năng tuyên truyền của cán bộ phụ nữ tuyến cơ sở vẫn còn hạn chế. Một số hộ dân vẫn còn phản ánh về công tác quản lý và chất lượng khám, chữa bệnh BHYT nên chưa mặn mà tham gia. Bà Hạnh đề nghị, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tỉnh tiếp tục phối hợp tốt với các ngành, các cấp để khai thác tốt các nhóm đối tượng, nhằm thu hút đông đảo người dân tham gia, góp phần chăm sóc sức khỏe ban đầu tốt hơn. |
Bài, ảnh: BÍCH CHÂU |