【lịch sử đối đầu real vs bayern】Cần thiết tăng thuế Tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá
Gánh nặng bệnh tật vì thuốc lá
Tại Việt Nam,ầnthiếttăngthuếTiêuthụđặcbiệtvớithuốclálịch sử đối đầu real vs bayern tuy tỷ lệ hút thuốc giảm nhưng Việt Nam vẫn là một trong 15 nước có số người hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Theo điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành năm 2015, có tới 56% người hút thuốc ở Việt Nam bắt đầu hút thuốc trước 20 tuổi. Khẳng định của lãnh đạo Bộ Y tế cũng nêu rõ, thuốc lá đã gây ra gánh nặng bệnh tật rất lớn cho sức khỏe người Việt. Theo ông Trần Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cộng đồng, năm 2012, đóng góp từ thuế thuốc lá cho ngân sách ở nước ta là gần 14.000 tỷ đồng, còn chi 22.000 tỷ đồng cho việc mua thuốc lá.
Chưa kể, theo ông Tuấn, năm 2011, tổng chi phí điều trị và chi phí do mất khả năng lao động vì ốm đau và tử vong sớm cho 5 nhóm bệnh trên tổng số 25 nhóm bệnh do thuốc lá gây ra là hơn 23.000 tỷ/năm. Ngoài ra các hộ gia đình nghèo tại Việt Nam tiêu tốn khoảng 5% thu nhập gia đình vào thuốc lá. Hộ nghèo nhất chi cho thuốc lá gấp 2,2 lần chi cho giáo dục và gấp 1,6 lần so với chăm sóc sức khỏe.
Với những tác hại trên, theo các chuyên gia y tế, việc sử dụng các biện pháp về giá và thuế là những biện pháp quan trọng và hữu hiệu để giảm tiêu thụ thuốc lá trong các tầng lớp dân cư, đặc biệt là thanh thiếu niên là việc cần thiết. Bà Phan Thị Hải, Phó Chủ tịch Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế kiến nghị, việc tăng thuế TTĐB với thuốc lá là hết sức cần thiết, vừa giúp tăng thu ngân sách và đặc biệt là giúp giảm tỷ lệ hút thuốc lá của người nghèo và giảm tỷ lệ thanh thiếu niên bắt đầu hút thuốc. “20 năm qua, giá thuốc lá sau khi đã điều chỉnh lạm phát hầu như không tăng, thậm chí giảm. Trong khi thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam vẫn tăng đều đặn hàng năm nên sản phẩm thuốc lá ngày càng trở nên dễ tiếp cận, với ngay cả nhóm thu nhập thấp và thanh thiếu niên”, bà Hải nói.
Bác sỹ Nguyễn Tuấn Lâm, đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam cũng cho rằng, việc tăng thuế các sản phẩm thuốc lá sẽ đem lại nhiều lợi ích như giúp giảm tiêu dùng thuốc lá, tăng thu ngân sách. Cụ thể, theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Ngân hàng Thế giới, khi tăng thuế để giá tăng 10% thì sẽ giảm tiêu dùng khoảng 4% ở các nước phát triển và 5% ở các nước đang phát triển. Đặc biệt, ở người nghèo và lớp trẻ giảm nhiều hơn khi tăng giá 10% sẽ giảm tiêu thụ tới 10% ở trẻ em và người nghèo. Giá thuốc lá cao cũng có tác dụng ngăn ngừa trẻ bắt đầu hút thuốc. Tương tự, cũng theo Ngân hàng thế giới, trên phạm vi toàn cầu khi tăng thuế thuốc lá 10% sẽ làm tăng thu thuế của chính phủ trung bình khoảng 7%.
Tăng thuế không tăng buôn lậu
Đưa ra đề xuất tăng thuế TTĐB thuốc lá ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho rằng, thuế thuốc lá cần tăng ở mức tối thiểu 2.000 đồng/bao hoặc 5.000 đồng/bao để giảm tỉ lệ sử dụng thuốc lá, từ đó giảm tỉ lệ mắc và tử vong do thuốc lá gây ra.
Phân tích rõ hơn về điều này, ông Khuê khẳng định thuế TTĐB thuốc lá của Việt Nam áp dụng trên giá bán ra của cơ sở sản xuất, vì vậy mặc dù tỉ lệ thuế hiện nay là 70% và tăng lên 75% vào năm 2019 thì tỉ lệ thuế (TTĐB + GTGT) trên giá bán lẻ chỉ chiếm từ 35% đến 40%, còn cách xa khuyến cáo của WHO là 70% giá bán lẻ. "Với tỷ lệ 35%- 40% thuế trên giá bán lẻ, Việt Nam nằm trong nhóm nước có thuế thấp nhất trên thế giới và khu vực ASEAN (chỉ cao hơn Lào và Campuchia)", lãnh đạo Cục Quản lý Khám chữa bệnh nói.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc tăng thuế có liên quan đến vấn đề việc làm, buôn lậu? Đại diện Bộ Y tế cho rằng điều này thiếu cơ sở vì ngành sản xuất thuốc lá điếu sử dụng nhiều máy móc và rất ít lao động. Số lượng lao động chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong các nền kinh tế. Nghiên cứu của trường Đại học Thương mại năm 2014 cho thấy nếu tiêu dùng thuốc lá giảm, người tiêu dùng sẽ chuyển sang các loại hàng hóa khác và tạo thêm nhiều việc làm hơn ở các ngành sản xuất khác. Số việc làm tạo thêm lớn hơn số việc làm mất đi.
Với vấn đề buôn lậu, theo ông Khuê, số liệu trên thế giới cho thấy buôn lậu thuốc lá không liên quan tới việc tăng thuế. Ở nhiều nước, ví dụ như Brazil, khi giảm thuế thuốc lá, buôn lậu không giảm, khi tăng thuế buôn lậu không tăng. Quy mô của buôn lậu phụ thuộc chủ yếu và các hoạt động phòng chống buôn lậu và sự minh bạch trong công tác quản lý.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Tuấn Lâm cho rằng, việc tăng thuế TTĐB thuốc không làm gia tăng buôn lậu. “Tại Việt Nam, hiện thuế nhập khẩu đang duy trì ở mức 135%. Thuế suất thuế nhập khẩu cao làm cho thuốc lá ngoại nhập khẩu hợp pháp khó tiêu thụ vì giá bán cao, do đó tạo động lực gây ra buôn lậu thuốc lá. Hơn nữa, việc sử dụng thuốc lá nhập lậu do thói quen người tiêu dùng”, ông Lâm nói.
Về phía quốc tế, ông Tuấn chỉ rõ, kinh nghiệm Thái Lan từ 1991-2012, Thái Lan thực hiện 11 lần tăng thuế, mức thuế suất thuế thuế TTĐB hiện tại của Thái Lan là 87% (tương đương mức thuế suất 567% theo giá xuất xưởng như cách tính thuế của Việt Nam). Kết quả, thu ngân sách của chính phủ tăng gần bốn lần, tỷ lệ hút thuốc của nam giới giảm từ 59% xuống 41,6%; tỉ lệ hút thuốc chung giảm từ 32% xuống 21,4% nhưng sản lượng tiêu thụ vẫn giữ xấp xỉ 2 tỷ bao.
Tại Dự thảo tờ trình đề nghị xây dựng Luật Quản lý thuế sửa đổi, Bộ Tài chính dự thảo điều chỉnh phương án tính thuế TTĐB đối với mặt hàng thuốc lá theo 2 phương án. - Phương án 1 là áp dụng thu thuế TTĐB theo phương pháp hỗn hợp (kết hợp thu theo thuế suất tỷ lệ và thuế suất tuyệt đối). Theo đó, bổ sung mức thu thuế tuyệt đối 1.000 đồng/bao thuốc lá 20 điếu và 10.000 đồng/một điếu xì gà. Quy định này áp dụng từ ngày 1/1/2020. - Phương án 2 sẽ là tăng thuế suất thuế theo lộ trình từ ngày 1/1/2020 tăng từ mức thuế suất 75% lên 80%; từ ngày 1/1/2021 tăng từ mức thuế suất 80% lên mức 85%. |