Thời gian gần đây,ạchtrầnthủđoạnmạodanhcôngangọiZalohackthôngtinngườidùtỷ số trận atalanta xuất hiện nhiều phản ánh về việc các đối tượng lừa đảo mạo danh công an thực hiện các cuộc gọi Zalo nhằm đánh lừa người dùng.
Theo đó, chủ tài khoản Facebook Đ.H.V. mới đây đã chia sẻ thông tin trên mạng xã hội cho biết, chị bị một người tự xưng là công an liên hệ qua Zalo hỏi thăm. Theo thông tin từ phía người này, kẻ tự xưng công an cho biết số điện thoại của chị đã lên Facebook kêu gọi từ thiện được hàng chục triệu đồng nhưng chị không mang số tiền đó sử dụng vào đúng mục đích.
“Chị công an nói gọi điện để hỗ trợ online, yêu cầu em gọi video từ zalo, khi nghe cuộc gọi thì nhớ nhìn thẳng, nghiêng trái nghiêng phải,... Em nghe công an xong em sợ quá nói gì em cũng gật như bổ củi", người nhận được cuộc gọi chia sẻ.
Trao đổi với VietNamNet, chuyên gia bảo mật Ngô Minh Hiếu (Trung tâm Giám sát An toàn không gian mạng quốc gia - NCSC) cho biết, đây thực chất là hành vi mạo danh công an để lừa đảo người dùng. Hành vi này không mới bởi trước đây rất nhiều trường hợp những kẻ lừa đảo đã giả danh các các lực lượng hành pháp, tư pháp như công an, hải quan, viện kiểm sát.
"Mục đích của kẻ xấu khi thực hiện hành vi mạo danh là nhằm tác động tâm lý, gây hoang mang lo lắng cho người nghe. Hành động này đánh vào tâm lý của mọi người bởi hầu như ai cũng sẽ e ngại các vấn đề liên quan đến pháp luật", ông Hiếu nói.
Phân tích thêm, ông Hiếu cho hay, ở các vụ việc trước đây, kẻ xấu sẽ dùng thủ đoạn hù dọa, thông báo nạn nhân có liên quan đến các đối tượng tội phạm đang bị điều tra. Đồng thời, yêu cầu nạn nhân chuyển tiền vào tài khoản của lãnh đạo cơ quan để xác minh làm rõ sự việc. Nạn nhân cũng được yêu cầu giữ bí mật vì vụ án đang trong quá trình điều tra. Sau khi nạn nhân chuyển tiền, các đối tượng lừa đảo sẽ rút tiền ở nước ngoài bằng tài khoản thẻ ghi nợ quốc tế. Tuy nhiên, ở vụ việc lần này, thủ đoạn của kẻ lừa đảo đã thay đổi bởi chúng có mục đích khác.
Lý giải về yêu cầu nạn nhân phải “gọi video call qua zalo, sau đó liên tục nghiêng trái, nghiêng phải”, chuyên gia Ngô Minh Hiếu cho rằng, với hành động này, kẻ lừa đảo đang muốn ghi hình lại khuôn mặt của người sử dụng.
"Khi mở các tài khoản liên quan đến dịch vụ tài chính số như ngân hàng, ví điện tử online, người dùng sẽ phải làm một bước được gọi là eKYC (xác thực danh tính qua mạng) để kích hoạt tài khoản. Các ngân hàng, ví điện tử sẽ yêu cầu thông tin về khuôn mặt (hình ảnh, video) để xác minh khách hàng. Lúc này, thông tin về khuôn mặt nạn nhân mà kẻ xấu thu thập qua các cuộc gọi Zalo sẽ được sử dụng.", ông Hiếu cho biết.
Bằng thủ đoạn này, kẻ xấu có thể tạo ra những tài khoản ngân hàng “ma”, được đăng ký bằng thông tin thật nhưng chủ nhân của tài khoản lại chẳng hề hay biết. Các tài khoản ma này sau đó sẽ được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, bao gồm trốn thuế, rửa tiền, nhận tiền lừa đảo từ các người dùng khác,...
Bên cạnh đó, chúng cũng có thể sử dụng thông tin khuôn mặt, số điện thoại của nạn nhân để đăng ký vay nóng trên các app tín dụng đen, sau đó bùng tiền.
Ở những vụ việc kể trên, người bị ghi hình lại khuôn mặt chưa mất tiền ngay. Tuy vậy, nạn nhân rất có thể sẽ bị vướng vào các rắc rối không đáng có trong trường hợp hình ảnh của họ bị dùng vào mục đích lừa đảo.
Bên cạnh đó, họ cũng rất có thể sẽ thường xuyên bị làm phiền bởi các dịch vụ đòi nợ thuê của các app tín dụng đen, dù nạn nhân chẳng hề nhận được một khoản vay nào. Chưa kể, nạn nhân có thể vô tình vướng vào các vụ kiện pháp lý trong khi không phải là chủ nhân thực sự của tài khoản.
Theo chuyên gia bảo mật Ngô Minh Hiếu, người dùng cần hết sức cảnh giác khi nhận được cuộc gọi từ số lạ, đặc biệt là từ những người tự xưng làm trong ngành công an, hải quan, viện kiểm sát,... Phần lớn đây đều là những cuộc gọi lừa đảo bởi các cơ quan chức năng sẽ không chủ động liên hệ trực tiếp với người dân thông qua số điện thoại.
Người dùng tuyệt đối không nên thực hiện theo các hướng dẫn của những đối tượng này, bao gồm việc gọi video call, chụp hình, chia sẻ thông tin cá nhân hay đăng nhập tài khoản ngân hàng vào trong một đường link, trang web nào đó. Cách xử lý tốt nhất là tắt máy và lờ đi khi gặp phải các đối tượng này.
Khi nhận được cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, người dân nên thận trọng, bình tĩnh và kiểm chứng thông tin. Sau đó, có thể báo cáo ngay lên cơ quan chức năng hoặc gửi lên website canhbao.ncsc.gov.vn của Trung tâm Giám sát An toàn không gian mạng quốc gia.
Người dùng cũng có thể phản ánh số điện thoại phát tán cuộc gọi rác, cuộc gọi lừa đảo thông qua 2 hình thức:
Cách 1: Gửi tin nhắn (miễn phí) theo cú pháp:
V [số điện thoại phát tán cuộc gọi rác][nội dung cuộc gọi rác] gửi 156 hoặc 5656.
Hoặc V (số điện thoại phát tán cuộc gọi rác)(nội dung cuộc gọi rác) gửi 156 hoặc 5656.
Cách 2: Gọi tới đầu số 156 (miễn phí) để cung cấp thông tin theo hướng dẫn của điện thoại viên.
Giả công an gọi Zalo có hình ảnh lừa kích hoạt định danh tài khoản ngân hàngCác đối tượng giả danh công an gọi Zalo yêu cầu nạn nhân làm theo để lấy video nhằm mục đích định danh tài khoản. Sau khi tài khoản được kích hoạt, các đối tượng sẽ sử dụng để lừa đảo...