【soi kèo trận fulham】Việt Nam đang thừa hay thiếu giáo viên?
Đau đầu với bài toán thừa thiếu
TheệtNamđangthừahaythiếugiáoviêsoi kèo trận fulhamo con số thống kê của Bộ GD-ĐT, cả nước hiện có 1.1 triệu giáo viên từ mầm non đến phổ thông. Đông nhất là cấp tiểu học gần 400.000 người. Ít nhất là giáo viên THPT, gần 140.000 người.
Số lượng giáo viên ở cấp mầm non thiếu khá trầm trọng - thiếu tới gần 33.000 người. Ở phổ thông thì thừa thiếu cục bộ, có cấp học vừa thừa vừa thiếu.
Cả nước đang thừa 26.750 giáo viên ở các cấp, trong đó cấp THCS, dư tới 21.005 người (gần 80%); nhưng lại thiếu gần 13.000 giáo viên các cấp.
Báo cáo đến thời điểm tổng kết học kỳ 1 năm học 2016-2016, một số tỉnh có số lượng dôi dư giáo viên cấp THCS lớn như: Thái Bình 1.224, Phú Thọ 1.191, Thanh Hóa 2.188, Nghệ An 1.742, Quảng Nam 1.096. Trong khi đó, một số tỉnh lại thiếu giáo viên, đặc biệt là tiểu học như Hà Nội (2.696), Sơn La (1.133), Gia Lai (1.196).
Nhìn chung về số lượng, so sánh giữa số thừa và số thiếu thì dễ thấy là giáo viên hiện nay đang nhiều hơn định biên. Có lẽ đây cũng là lý do, trong 4-5 năm trở lại đây, Bộ GD-ĐT luôn nhấn mạnh việc cắt giảm chỉ tiêu ngành sư phạm.Tình trạng thừa thiếu cục bộ này đã được giải quyết bằng cách đào tạo lại các giáo viên dôi dư ở cấp trên xuống dạy mầm non dù tới nay, vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về giải pháp mang tính tình thế này.
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học cho biết, chỉ tiêu ngành sư phạm cả nước là 84.000 ở năm 2014 thì đến năm 2016 giảm xuống còn 68.000. Tới năm 2017, con số này giảm tiếp 20%, còn 52.000.
Dù đã giảm mạnh, số chỉ tiêu đào tạo hàng năm dường như vẫn vượt quá nhu cầu thực tế lẫn con số cần theo quy hoạch trên các văn bản giấy tờ.
Quyết định số 732 năm 2016 của Thủ tướng phê duyệt Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025” nêu rõ, từ 2016 -2020, chỉ đạo đào tạo thay thế số giáo viên nghỉ hưu - ước khoảng 130.000 người - và đào tạo bổ sung số giáo viên tăng thêm - ước khoảng 60.000 người. Theo quyết định này thì đến năm 2020, chỉ cần đào tạo thêm 190.000 giáo viên.
Nhưng chỉ riêng 2 năm học 2016-2017 và 2017-2018, tổng số chỉ tiêu các trường sư phạm đã là 152.000, đạt 80% con số 190.000 nói trên.
Như vậy, nếu vẫn theo tiến độ cắt giảm 20% mỗi năm thì tới năm học 2019-2020, chỉ tiêu ngành sư phạm sẽ tăng thêm khoảng 78.000. Tính tổng cộng, so với quyết định 732 thì sẽ thừa ra gần 40.000, chưa kể con số dôi dư hiện tại.
Điều đáng nói là các trường sư phạm trung ương chỉ chiếm khoảng 1/3 tổng chỉ tiêu (năm 2016 là 23.000/ 68.000 chỉ tiêu). Phần lớn chỉ tiêu còn lại nằm ở các trường địa phương.
Đó là số lượng. Còn về chất lượng, cho đến kỳ tuyển sinh năm nay thì hiện tượng đầu vào thấp của một số trường sư phạm càng hiển hiện rõ khiến dư luận báo động (các trường CĐSP vài năm gần đây tuyển thí sinh điểm 10-12; hay trường ĐH tuyển bằng điểm sàn).
Dù đã được phân tích "điểm chuẩn không phải là tất cả" nhưng với "đầu vào tuột dốc" trong bối cảnh rất ít các trường được công nhận kiểm định chất lượng (2/30 trường ĐH, 0 CĐ) thì hoàn toàn có quyền lo lắng về chất lượng không đồng đều của đội ngũ giáo viên trong tương lai.
"Nhiều thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của Bộ GD-ĐT"
Bất cập, hạn chế của ngành sư phạm không khó để nhận ra, song giải quyết thế nào lại trở thành một nan đề.
Ông Nguyễn Hoàng Chương - Hiệu trưởng Trường THPT Lộc Phát (Lâm Đồng) cho rằng, các giải pháp quy hoạch mạng lưới, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viênsư phạm cần phải làm ngay. "Để muộn, e là hậu quả khôn lường".
TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch HĐQT ĐH FPT nhìn nhận:
"Khác với nhiều ngành, việc dự báo nhu cầu nhân lực của ngành sư phạm khá rõ ràng. Ngành giáo dục không khó để có được thống kê về số học sinh, số giáo viên của ngành ở từng cấp học, trên cơ sở đó hình dung được những năm sau nhu cầu giáo viên là bao nhiêu. Năm nào, Bộ GD-ĐT cũng tuyên bố cắt giảm chỉ tiêu đào tạo sư phạm nhưng thực hiện đến các trường thì không tốt.
Nói về giải pháp, ông Tùng cũng đề xuất nên xem xét mô hình đào tạo sư phạm của Ấn Độ: bằng sư phạm là bằng sau đại học dạy cho những người đã có bằng đại học chuyên ngành và là một bằng cử nhân sư phạm riêng, chứ không gắn với một môn cụ thể.
"Các trường đào tạo sư phạm sẽ chỉ dạy các nội dung sư phạm với chương trình 2 năm rồi bằng đại học. Như thế, người tốt nghiệp đại học sư phạm sẽ có 2 bằng, một bằng cử nhân/kỹ sư chuyên ngành và một bằng cử nhân sư pham" - ông Tùng diễn giải.
Tương tự, anh Phạm Ngọc Duy, nghiên cứu sinh ngành Đo lường và Tâm trắc học giáo dục (tại Viện Nghiên cứu UMass Amherts, bang Massachussett –Mỹ) đặt vấn đề: Cần tăng tính liên thông trong các chương trình đào tạo sư phạm và những ngành nghề khác, ở những trường khác (liên thông dọc, và liên thông ngang).
Đặt vấn đề trực diện hơn, tại hội nghị hôm 11/8, GS Nguyễn Văn Minh đề nghị "hãy trả công tác giáo dục lại cho ngành giáo dục" vì cho rằng, việc tuyển sinh ở các trường sư phạm địa phương cũng như tuyển dụng giáo viên trong ngành giáo dục đang "vượt khỏi tầm kiểm soát của Bộ GD-ĐT".
Trao đổi với phóng viên, ông Minh giải thích, hiện nay, chỉ tiêu các trường cao đẳng sư phạm địa phương lớn hơn nhiều so với các trường trung ương trực thuộc Bộ GD-ĐT, trong khi Bộ GD-ĐT không phải lúc nào cũng quản được chỉ tiêu này vì không phải là đơn vị cấp ngân sách, cũng không quản lý con người.
Việc tuyển dụng ở các địa phương hiện nay vẫn do các sở nội vụ quyết định, ngành giáo dục gần như không với tay được.
Bất cập trong tuyển dụng giáo viên được ví von là "điền vào chỗ trống" đã được các địa phương phản ánh từ lâu. Chẳng hạn, trong khi ngành cần giáo viên dạy âm nhạc và mỹ thuật thì lại được "bổ" giáo viên dạy toán. Tại một hội nghị hồi tháng 5, ông Nguyễn Hữu Độ, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội từng nói:
"Có trường thiếu giáo viên nhạc họa nhưng không tuyển được thì lại lấp chỗ trống bằng cách tuyển giáo viên toán vào để đủ định biên. Điều này dẫn tới tình trạng, tổng số thì vẫn là 1,9 GV/lớp nhưng có khi vẫn thiếu giáo viên ở một số môn học".
Hay tại một hội nghị hồi đầu tháng 1 năm nay, bà Phạm Thị Hằng, Giám đốc Sở GD-ĐT Thanh Hoá từng nói: "Toàn bộ quyền quản lý đội ngũ cán bộ công nhân viên được giao cho chủ tịch huyện. Chỉ tiêu biên chế, thanh tra kiểm tra là của Sở Nội vụ, phân bổ tài chính là Sở Tài chính, còn Sở Giáo dục thì chỉ chỉ đạo chuyên môn”.
Quy trình tuyển dụng lâu nay thường là: Căn cứ trên đề xuất của các trường học, Phòng hoặc Sở Nội vụ sẽ tuyển dụng và giao về cho ngành giáo dục. Theo png Minh "cách phối hợp như vậy chưa chuẩn" mà cần thực sự tăng quyền chủ động cho ngành giáo dục.
"Như hiện nay nói là thiếu 10 biên chế giáo viên rồi tuyển 10 người rồi giao cho các trường thì sẽ rất khó khăn".
Theo Vietnamnet
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/709f799096.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。