Điều kiện sản xuất,àMauXửphạthộkinhdoanhkhôngcóGiấychứngnhậnbuônbánthuốcthúnhan dinh pachuca buôn bán, nhập khẩu thuốc thú y Tiền Giang: Phát hiện hàng tấn phụ gia thực phẩm và nguyên liệu thuốc thú y vi phạm nhãn hàng hoá Bạc Liêu: 4 hộ kinh doanh sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện bán thuốc thú y hết hiệu lực |
Theo Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau, mới đây Đội Quản lý thị trường số 5 đã kiểm tra, kiểm soát thị trường, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về lĩnh vực giá, vi phạm về thủ tục, về điều kiện trong buôn bán thuốc thú y, vật tư nông nghiệp của một hộ kinh doanh.
Cụ thể, qua công tác quản lý địa bàn, Đội Quản lý thị trường số 5 phát hiện hộ kinh doanh ông Lê Vinh H, kinh doanh thuốc thú y thủy sản có dấu hiệu vi phạm. Đội Quản lý thị trường số 5 đã tiến hành lập phương án kiểm tra đột xuất đối với hộ kinh doanh của ông Lê Vinh H, địa chỉ ấp 8, xã Biển Bạch, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.
Đội Quản lý thị trường số 5 đang kiểm tra tại các cơ sở kinh doanh |
Tại thời điểm kiểm tra phát hiện ông H kinh doanh thuốc thú y có hành vi vi phạm: Không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y. Đoàn kiểm tra tiến hành lập biên bản kiểm tra, biên bản vi phạm hành chính, báo cáo đề xuất người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định pháp luật.
Được biết, tính đến ngày 9/2/2023, Đội Quản lý thị trường số 5 đã kiểm tra đột xuất 2 vụ kinh doanh vật tư nông nghiệp, đã phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về lĩnh vực giá, vi phạm về thủ tục, về điều kiện buôn bán thuốc thú y không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y; Nơi bày bán, bảo quản thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản không cách biệt với thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, hóa chất độc hại; Không có sổ sách, hóa đơn chứng từ theo dõi xuất, nhập hàng, số tiền xử phạt vi phạm hành chính: 22.500.000 đồng.
Thời gian tới, Đội Quản lý thị trường số 5 sẽ tiếp tục phân công công chức quản lý địa bàn, giám sát chặt chẽ các tổ chức, cá nhân kinh doanh, trong đó tập trung kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá, chất lượng hàng hoá… chống buôn lậu, gian lận thương mại, chống đầu cơ găm hàng tăng giá bất hợp lý các mặt thiết yếu: Lương thực, thực phẩm, thuốc tân dược, trang thiết bị y tế, xăng dầu, gas, vật liệu xây dựng, vật tư nông nghiệp và các hàng hoá khác… nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.