Ông có thể đánh giá tổng quan về sự phát triển của ngành điện Việt Nam trong thời gian qua?ệtNamcầntỷUSDmỗinămđểđápứngnhucầuđiệbxh india i league Trong số các quốc gia đang phát triển, Việt Nam là một trong những nước có thị trường năng lượng phát triển thành công nhất trên thế giới. Trong suốt vài thập kỷ qua, tiếp cận điện năng đã tăng từ mức 50% vào năm 1996 lên 99,6% vào năm 2018. Lĩnh vực năng lượng đã giảm được tổn thất trong khâu truyền tải và phân phối cũng như tổn thất thương mại với tỷ lệ thu hồi là 99,8% với sự tham gia đáng kể của khu vực tư nhân vào khâu phát điện. Việt Nam đang tiếp tục trên con đường phát triển, mỗi năm lĩnh vực năng lượng cần nguồn vốn lên đến 8 tỷ USD để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng điện năng. Ngoài ra, sự phụ thuộc ngày càng tăng vào nhiệt điện than để đáp ứng nhu cầu điện trong tương lai lại có tác động lớn đến môi trường, xã hội và kinh tế. Do đó, Ngân hàng Thế giới đang giúp Chính phủ Việt Nam tăng cường tiếp cận điện thông qua việc thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân và các nguồn tài chính cũng như thay đổi thói quen dùng nhiệt điện sang những nguồn năng lượng khác như khí thiên nhiên, các nguồn năng lượng tái tạo
WB đã hỗ trợ chiến lược tài chính bền vững cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thông qua việc xếp hạng tín dụng của EVN. Điều gì của EVN khiến WB tin tưởng hỗ trợ về chiến lược tài chính bền vững cho doanh nghiệp này? Mô hình tài chính truyền thống của Việt Nam cho cơ sở hạ tầng năng lượng chủ yếu dựa vào đầu tư công do EVN và các công ty con thực hiện dưới sự bảo lãnh của Chính phủ, với sự tham gia của khu vực tư nhân trong nước và quốc tế trong sản xuất điện. Do tài chính hạn chế, cùng việc Việt Nam tốt nghiệp IDA từ năm 2017, điều này khiến cho Việt Nam giảm dần khả năng tiếp cận các khoản vay có mức ưu đãi cao, mà cần huy động các nguồn tài chính khác cho ngành năng lượng. Ngoài việc thúc đẩy hơn nữa sự tham gia của khu vực tư nhân, một cam kết quan trọng là hỗ trợ EVN tiếp cận tài chính thương mại mà không cần sự hỗ trợ của chính phủ. Tháng 6/2018, Ngân hàng đã hỗ trợ EVN - DNNN đầu tiên ở Việt Nam - nhận được xác nhận của Fitch về hồ sơ tín dụng, đưa doanh nghiệp đến gần hơn với việc phát hành trái phiếu bằng USD và củng cố khả năng tiếp cận tài chính của mình. Với sự hỗ trợ của ngân hàng, Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) - đơn vị thuộc EVN - cũng đã nhận được xếp hạng tín dụng của Fitch vào tháng 4/2019. Cụ thể, EVNNPT được xếp hạng tín nhiệm phát hành nợ ngoại tệ dài hạn ở mức ‘BB’ với ‘Triển vọng Ổn định’ và xếp hạng tín nhiệm đối với nợ không đảm bảo có ưu tiên trả trước ở mức ‘BB’. Giờ đây, EVN và EVNNPT đã có vị trí tốt hơn đảm bảo cho sự ổn định tài chính trong dài hạn và thực hiện nhiệm vụ của mình là đảm bảo truyền tải điện an toàn, ổn định, không bị gián đoạn để phục vụ cho nhu cầu của người dân và các doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu đầu tư kinh doanh hàng năm. Hiện tại các công ty con khác của EVN, bao gồm 5 công ty phân phối điện, cũng được Ngân hàng Thế giới hỗ trợ kế hoạch xếp hạng tín dụng tương tự. Khi Việt Nam tìm cách vận hành thị trường điện bán buôn cạnh tranh vào năm 2021, việc có được những xếp hạng tín dụng tích cực sẽ là chìa khóa cho các công ty phân phối điện này. WB đánh giá như thế nào về mức độ minh bạch thông tin về tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của EVN? Liệu sự minh bạch này đã đáp ứng được các tiêu chí của WB? EVN đã cung cấp cho Ngân hàng thế giới và các đối tác khác báo cáo tài chính hàng năm được lập theo Chuẩn mực Báo cáo Tài chính quốc tế, được kiểm toán bởi công ty kiểm toán quốc tế thuộc top 4 công ty kiểm toán hàng đầu thế giới (Big4) trước ngày 30 tháng 6 hàng năm. Chất lượng báo cáo này được Ngân hàng Thế giới chấp nhận. EVN cũng được các tổ chức xếp hạng tín dụng đánh giá về khả năng phát hành trái phiếu doanh nghiệp và những kết quả này đều đã được công bố. Chúng tôi cũng biết rằng Bộ Tài chính yêu cầu EVN công bố báo cáo tài chính được lập theo chuẩn mực Kế toán Việt Nam hàng năm. WB đang hợp tác với Bộ Tài chính để các doanh nghiệp nhà nước lớn - chẳng hạn như EVN - sử dụng Báo cáo tài chính quốc tế nhằm cải thiện thêm tính minh bạch của các thông tin tài chính. Thị trường bán buôn điện cạnh tranh đã được triển khai. Theo kế hoạch, năm 2021 Việt Nam sẽ có thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. WB có đánh giá gì về tầm quan trọng của kế hoạch này trong sự phát triển của thị trường điện Việt Nam? Thị trường điện bán buôn sẽ hoạt động đầy đủ vào năm 2021, nơi những khách hàng lớn (chẳng hạn các khách hàng công nghiệp lớn cũng như 5 Tổng công ty Điện lực) có thể ký hợp đồng trực tiếp với các đơn vị phát điện của nhà nước và tư nhân để đáp ứng nhu cầu năng lượng của họ. Sau đó, Chính phủ có kế hoạch giới thiệu thị trường bán lẻ điện cạnh tranh từ năm 2023, nơi tất cả các nguồn phát điện và các công ty phân phối sẽ cạnh tranh để cung cấp cho các khách hàng công nghiệp, thương mại và hộ gia đình. Mặc dù việc mở rộng cạnh tranh cho tất cả các nhóm khách hàng có thể có lợi, nhưng thời điểm đưa ra thị trường bán lẻ cạnh tranh là rất quan trọng. Ngân hàng Thế giới khuyến nghị Chính phủ nên xem xét kinh nghiệm quốc tế về chi phí và lợi ích của việc vận hành thị trường bán lẻ cạnh tranh cũng như thời điểm vận hành nó. Kinh nghiệm từ các nước Mỹ Latinh cho thấy hầu hết các quốc gia đã ngừng thị trường bán lẻ cạnh tranh khi nhu cầu điện tiếp tục tăng nhanh và các khoản đầu tư mới vào phát điện và và lưới điện không đến do sự bất định của việc vận hành thị trường bán lẻ cạnh tranh. Xin trân trọng cảm ơn ông! |