当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【thứ hạng của câu lạc bộ bóng đá thân hoa thượng hải】'The Zone of Interest' – góc nhìn độc đáo về nạn diệt chủng Do Thái

【thứ hạng của câu lạc bộ bóng đá thân hoa thượng hải】'The Zone of Interest' – góc nhìn độc đáo về nạn diệt chủng Do Thái

2025-01-24 23:50:44 [Nhà cái uy tín] 来源:88Point

Lấy góc nhìn từ những kẻ diệt chủng Do Thái trong Thế chiến II,–gócnhìnđộcđáovềnạndiệtchủngDoTháthứ hạng của câu lạc bộ bóng đá thân hoa thượng hải tác phẩm điện ảnh của Jonathan Glazer kể về gia đình của chỉ huy trại tập trung Rudolf Höss (Christian Friedel đóng). Gã cố gắng xây dựng một cuộc sống trong mơ, nơi căn nhà và khu vườn ngay cạnh trại tập trung Auschwitz. Đó là một cuộc sống yên bình được đặt sát bên chốn địa ngục trần gian.

Làm sao những con người đó có thể sống một cách điềm nhiên khi bên cạnh là lửa, là tiếng thét? Làm sao những con người đó lại còn nghĩ đến chuyện hướng đến xây dựng một cuộc sống trong mơ khi chính họ là những kẻ tạo nên địa ngục? Đó là những câu hỏi mà dường như bất kỳ người xem nào cũng thắc mắc. Không tập trung vào cuộc chiến, không hướng đến đặc tả những cuộc thảm sát ghê rợn, The Zone of Interest là một sự lý giải về cái ác và sự ảo tưởng, đồng thời là một minh chứng tiêu biểu cho việc vận dụng thành công hình thức thể hiện.

The Zone of Interest – góc nhìn độc đáo về nạn diệt chủng Do Thái

'The Zone of Interest' là một trong những phim nổi bật nhất mùa Oscar năm nay. Ảnh: A24

Từ cái ác và sự ảo tưởng...

Trong The Zone of Interest, cái ác và sự ảo tưởng luôn hòa cùng nhau như vòng tròn âm dương không thể tách rời. Dã tâm tạo điều kiện cho cái ảo tưởng phát triển và ngược lại, sự ảo tưởng càng lúc càng ăn mòn đi nhân tính, khiến cho cái dã tâm càng lúc càng trỗi dậy mạnh mẽ. Cái ác và ảo tưởng khiến gia đình Höss xây nên cơ ngơi hoành tráng bên cạnh trại tập trung. Cái ác và ảo tưởng khiến gia đình Höss nghĩ rằng địa ngục trần gian đó lại là chốn nuôi dạy trẻ em lý tưởng và hết sức tự hào về nó. Cái ác và ảo tưởng khiến cho gia đình Höss cố gắng bám lấy nơi đó đến cùng.

Việc đặt căn nhà của gia đình kẻ diệt chủng với trại tập trung Auschwitz, đặt một cuộc sống "có vẻ" yên bình cạnh bên địa ngục trần gian dường như là sự châm biếm cay đắng nhưng rất nghiêm khắc của đạo diễn. Đồng thời, việc lấy góc nhìn từ những kẻ diệt chủng và không để người xem thấy được những cảnh đồ sát dã man trong trại tập trung dường như cũng là dụng ý cho sự ảo tưởng ấy: những kẻ diệt chủng hoàn toàn lờ đi, vờ như không thấy những gì chính tay chúng làm để tiếp tục sống trong cái ảo ảnh về sự tốt đẹp của mình. Điều này dẫn đến một câu hỏi rằng liệu những kẻ tàn bạo đó thực sự đã bị ảo tưởng che mờ mắt hoàn toàn, hay thực chất chúng đã né tránh sự thật lâu đến mức phó mình cho sự phi nhân?

Nhưng dù không trực quan, người xem vẫn có thể cảm nhận được sự bạo tàn của cuộc sống bên kia bức tường qua những âm thanh, hình ảnh kinh hãi. Cũng giống như những kẻ diệt chủng dù đã tạo nên một lớp ngụy trang chắc chắn cho sự tàn bạo của mình, lớp mặt nạ ấy luôn dần được phát lộ ra. Căn nhà trông có vẻ yên ả ấy vào ban đêm lại trở nên chấn động bởi tiếng thét thất thanh, của ngọn lửa tàn sát những tù nhân vô tội trong lò hỏa thiêu, khiến mẹ của người vợ Hedwig không thể chịu nổi mà bỏ đi.

The Zone of Interest – góc nhìn độc đáo về nạn diệt chủng Do Thái - 1

Minh tinh Sandra Huller vào vai người vợ trong phim. Ảnh:A24

Căn nhà được xem như môi trường tốt đẹp cho con trẻ, cuối cùng lại là nơi nuôi dưỡng mầm mống cái ác, khi một con trai của Rudolf Höss bắt nhốt em trai mình và lấy làm khoái trá vì điều đó. Thiên đường như trút bỏ lớp mặt nạ giả tạo của mình mà hiển lộ ngọn lửa bập bùng của địa ngục. Ở điểm này, tác phẩm điện ảnh của Jonathan Blazer lật lại định nghĩa về địa ngục. Nó không chỉ nằm ở lò hỏa thiêu bên kia bức tường, mà còn ở trong cả cái yên bình giả tạo nơi đây, với tất cả sự phi nhân được che đậy một cách khéo léo, nhưng luôn để lại chỗ hở.

Một điều thú vị trong The Zone of Interestlà cách bộ phim lấy nguyên mẫu từ các nhân vật có thật trong lịch sử, đó là Rudolf Höss, chỉ huy phục vụ trong quãng thời gian dài nhất tại Auschwitz và đã tạo ra chương trình hủy diệt liên tục lớn nhất: có thể giết được 2.000 người mỗi giờ. Gia đình Höss, bao gồm cả vợ và con cũng đều được lấy nguyên mẫu ngoài đời thực đưa vào phim, và hầu như tất cả lấy tên thật.

Tuy nhiên, điểm độc đáo nằm ở việc Glazer không biến tác phẩm của mình thành một bộ phim tiểu sử như Oppenheimercủa Christopher Nolan - một đối thủ mạnh trong hạng mục "Phim hay nhất" tại Oscar 2024 - mà khiến người xem cảm giác đây chỉ là gia đình một kẻ diệt chủng bình thường. Nhưng cái bình thường đó lại nâng cao mức độ rợn người lên gấp đôi, khi bộ phim phá vỡ khoảng cách giữa người xem và một nhân vật có thật trong lịch sử và khiến khán giả có thể cảm được thế giới bên trong họ - những kẻ đồ sát tàn bạo. The Zone of Interestcho thấy đằng sau những con số diệt chủng kinh hãi đó là cái thản nhiên của cuộc sống thường nhật, là cái dửng dưng trước thời khắc tàn khốc.

...đến nghệ thuật cấu trúc không gian

Không chỉ dừng lại ở cách tiếp cận mới mẻ, tác phẩm điện ảnh của Jonathan Glazer còn chứa đựng những phát kiến mới mẻ trong việc cấu trúc không gian nghệ thuật. Cách cấu trúc không gian trong The Zone of Interestvừa đầy chất riêng, vừa liên kết chặt chẽ với nội dung và góp phần mở rộng ra nhiều khía cạnh tư tưởng.

Có thể thấy trước hết, tất cả sự kiện trong The Zone of Interestđều diễn ra trong không gian giới hạn, phần lớn nằm ở căn nhà trong mơ của gia đình Höss. Mọi thứ dường như không thể thoát khỏi không gian đó. Ở vài phân đoạn, với góc quay chính diện và trong cùng không gian, lần lượt các nhân vật cứ thế chạy ra, xuất hiện rồi biến mất. Ở một số phân đoạn khác, chỉ diễn ra trong một không gian, góc quay không tĩnh tại mà lại liên tục thay đổi. Tất cả cùng nhau tạo cảm giác các nhân vật, con người trong nhà gã chỉ huy Rudolf Höss đều không thể thoát khỏi nơi chính mình tạo ra.

The Zone of Interest – góc nhìn độc đáo về nạn diệt chủng Do Thái - 2

Một cảnh trong phim 'The Zone of Interest'. Ảnh: A24

Trong không gian đó, dù nhỏ bé hơn so rất nhiều so với Auschwitz, vẫn mang mô hình thống trị - bị trị mà ở đây là người vợ Hedwig (Sandra Hüller đóng)cùng các gia nhân. Hedwig nạt nộ, hạch sách gia nhân một cách không khoan nhượng. Ả nằng nặc thuyết phục chồng bằng tất cả những gì mình có để nhất quyết giữ lại không gian lành mạnh trong mơ mà ả luôn tự hào. Nếu trại tập trung giam hãm những tù nhân vô tội thì căn nhà của Rudolf Höss là nơi giam hãm những kẻ diệt chủng đầy dã tâm. Nói cách khác, chúng đều là tù nhân trong sự tàn độc của mình.

Một điều khác dễ dàng nhận ra là hầu hết cảnh vật thiên nhiên trong The Zone of Interestđều trong trạng thái bất động: từ những chiếc lá, bãi cỏ, cây xanh đến những bông hoa, đặc biệt là căn nhà của gia đình Höss. Cảnh vật không hề mang vẻ sống động, tươi mới của tự nhiên như những gì vợ chồng Rudolf và Hedwig hết mực tự hào mà trái lại, nó tạo cảm giác hệt như những mô hình nhân tạo vô tri, vô giác.

Ý nghĩa sinh ra từ hình thức nghệ thuật đó lập tức khiến người xem tự hỏi cái môi trường trong mơ ấy có thật hay không, hay chỉ là một lớp vỏ trang hoàng cho cái ảo tưởng man rợ? Phân cảnh người vợ Hedwig dẫn mẹ mình bước vào trong mô hình trống rỗng ấy rồi tấm tắc khen ngợi thể hiện một sự mỉa mai với ảo tưởng tột cùng của những kẻ diệt chủng.

The Zone of Interestlà một biểu trưng cho việc nghệ thuật có thể đi sâu và cắt nghĩa lịch sử theo cách riêng. Nó cần thoát khỏi sự tái hiện, minh họa một cách khô khan - vốn dễ tạo nên khoảng cách giữa người xem với quá khứ, càng nên thoát khỏi những cách diễn giải quá thiên về cảm xúc như ủng hộ, phê phán một cách truyền thống.

Điện ảnh cần những tác phẩm như The Zone of Interest, với cái lạnh tanh đến rùng mình, khó chịu của nó, như một cách nhìn thẳng vào lịch sử, quá khứ, cái ác một cách trực diện, nghiêm khắc và lý tính. Nó rút ngắn lằn ranh giữa cái phi nhân và sự ảo tưởng, cho thấy rõ ràng trạng thái bị giam hãm mà đôi khi ta không nhận ra, lột tả trần trụi sự tầm thường, dửng dưng của cái ác - một thứ có thể cảm nhận chứ không còn nhìn với con mắt của kẻ ngoại cuộc.

Ở phân đoạn cuối, trước khi thực hiện một cuộc tàn sát quy mô lớn, Rudolf Höss đã nôn đến hai lần. Phân cảnh ấy vừa lặp lại, vừa kéo dài, khiến người xem cảm nhận rõ rệt cái trạng thái khó chịu như chúng diễn ra trong chính cơ thể mình.

Trailer phim 'The Zone of Interest'  Trailer phim 'The Zone of Interest'

Trailer phim 'The Zone of Interest'

Lê Hồ Nam

(责任编辑:Cúp C2)

推荐文章
热点阅读