Amazon vay 8 tỷ USD trong bối cảnh kinh tế bất ổn
Kinh tế suy thoái khiến cổ phiếu của Amazon bị ảnh hưởng và sụt giảm đến 50% vào năm 2022. Tập đoàn này cũng phải cắt giảm lực lượng lao động vào ngay đầu năm 2023 với số lượng lên đến 18.000 nhân viên.
TheỷUSDtrongbốicảnhkinhtếbấtổsoi keo betiso Reuters, Amazonđã đạt được thỏa thuận với một số bên về khoản vay không thế chấp trị giá 8 tỷ USD.
Khoản vay sẽ đáo hạn sau 364 ngày, với sự lựa chọn gia hạn thêm 364 ngày nữa. Số tiền này sẽ được sử dụng cho các hoạt động chung của công ty.
Ngân hàng Toronto Dominion là cơ quan hành chính của thỏa thuận cho vay, trong đó Ngân hàng DBS và Ngân hàng Mizuho là hai trong số các bên cho vay.
Người phát ngôn của Amazon cho biết: “Trong bối cảnh môi trường kinh tế vĩ mô không ổn định, trong vài tháng qua, chúng tôi đã sử dụng nhiều phương án tài chính khác nhau để hỗ trợ nguồn vốn, trả nợ, thu mua và đáp ứng nhu cầu vốn lưu động”.
"Gã khổng lồ" thương mại điện tửđang chuẩn bị cho khả năng tăng trưởng chậm hơn do lạm phát tăng cao buộc các doanh nghiệp và người tiêu dùng phải cắt giảm chi tiêu. Cổ phiếu của Amazonbị ảnh hưởng và sụt giảm đến 50% vào năm 2022. Sự suy giảm này khiến Amazon phải cắt giảm lực lượng lao động vào ngay đầu năm 2023 với số lượng lên đến 18.000 nhân viên, cao gần gấp đôi so với dự định 10.000 nhân viên hồi tháng 11 năm ngoái.
Trước đó, sau nhiều tháng cân nhắc, Amazon cũng đã quyết định đình chỉ một số đơn vị kinh doanh kém, điều chuyển nhân viên sang làm việc ở các đơn vị hoạt động tốt hơn, đồng thời cắt giảm nhiều bộ phận trong các lĩnh vực như robot và bán lẻ.
Ngoài ra, ban lãnh đạo của Amazon còn xem xét lại hoạt động của hệ thống trợ lý ảo Alexa. Đây là bộ phận tiêu tốn khá nhiều tiền vốn của "gã khổng lồ" bán lẻ nhưng vẫn bị lỗ hơn 5 tỷ USD mỗi năm.
Reuters cho biết, nhà bán lẻ trực tuyến hàng đầu thế giới hiện có khoảng 35 tỷ đô la tiền mặt và các khoản tương đương tiền (CCE). Trong khi đó, vào cuối quý III/2022, Amazon phải gánh khoản nợ dài hạn trị giá 59 tỷ USD.