(HG) - Chiều ngày 26-3,ấnđấucơsởsảnxuấtkinhdoanhdịchvụđầutưhệthốngxửlnướcthảiđạtchuẩbiệt đội titans - mùa 2 Chủ tịch UBND tỉnh Lê Tiến Châu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trương Cảnh Tuyên cùng với các sở, ban, ngành, địa phương liên quan có buổi làm việc với nhóm chuyên gia tư vấn đóng góp cho đề cương đề án bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh đến năm 2030. Tham dự còn có phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Văn Công, phó giáo sư, tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Trường Đại học Cần Thơ và ông Trần Phong, Cục trưởng Cục Bảo vệ Môi trường miền Nam. Quang cảnh buổi làm việc. Đề án đề ra mục tiêu tổng quát là phòng ngừa, kiểm soát, hạn chế về cơ bản mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học; từng bước cải thiện chất lượng môi trường; nâng cao năng lực chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội với nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Cụ thể, đến năm 2030, trên cơ sở đánh giá công tác môi trường tỉnh, mục tiêu cải tạo về nước thải công nghiệp và đô thị, phấn đấu 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ có phát sinh nước thải phải đầu tư hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn. 100% tổng lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, cơ sở y tế phải được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường… Tuy nhiên, theo nhóm tư vấn, để đạt được mục tiêu đề ra đến năm 2030, tỉnh phải tăng cường nguồn lực trong công tác bảo vệ môi trường, xử lý nước thải đô thị và công nghiệp, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, cải thiện môi trường nông nghiệp nông thôn. Tại đây, các đại biểu đã đóng góp cấu trúc đề án và phân tích những vấn đề, nội dung để nhóm tư vấn phân tích và bổ sung thêm trong đề án nhằm thực hiện tốt hơn trong thời gian tới. Đặc biệt nghiên cứu sát hơn nữa về giải pháp, nguồn vốn thực hiện, việc lồng ghép vào các chương trình của Chính phủ. Ngoài việc quan tâm đến nước thải thì trong đề án cần chú ý đến khí thải tại các khu, cụm công nghiệp… Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Tiến Châu đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng của nhóm nghiên cứu. Tuy nhiên, cần cân nhắc thêm trong đề cương, trong đó cách tiếp cận cần đi từ gốc, bản chất của vấn đề. Đề nghị nhóm nghiên cứu tiếp thu các ý kiến đóng góp từ các đại biểu. Cụ thể tên đề án cần có thời hạn, giai đoạn cụ thể, chú ý phạm vi không gian và thời gian phù hợp với đề án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Phải đánh giá được thực trạng, tình hình ô nhiễm môi trường, xác định mục tiêu, giải pháp 5 năm và tầm nhìn 10 năm. Xác định nguyên nhân, đánh giá công tác quản lý nhà nước của địa phương trong những năm vừa qua, cả về cơ chế, chính sách, chế tài, công cụ xử lý. Ý thức các cơ quan, cơ sở, nhất là phải đánh giá cho được thói quen của người dân trong việc bảo vệ môi trường... T.XOÀN |