您的当前位置:首页 > World Cup > 【live đá bóng】Chuyên gia công nghệ Keysight ‘giải mã’ nghịch lý về AI  正文

【live đá bóng】Chuyên gia công nghệ Keysight ‘giải mã’ nghịch lý về AI 

时间:2025-01-25 00:06:33 来源:网络整理 编辑:World Cup

核心提示

Ông Jonathan Wright - Giám đốc truyền bá công nghệ của Keysight, chuy&ecir live đá bóng

 Ông Jonathan Wright - Giám đốc truyền bá công nghệ của Keysight,êngiacôngnghệKeysightgiảimãnghịchlývềAI live đá bóng chuyên gia AI

Một báo cáo gần đây của Forrester do Keysight tài trợ thực hiện đã xác định mối quan hệ nghịch lý giữa sự quan tâm và việc áp dụng AI trong lĩnh vực phần mềm. Theo đó, mặc dù đã sẵn sàng ứng dụng AI để thúc đẩy chuyển đổi số, nhưng chỉ có một số tổ chức bắt đầu triển khai. Báo cáo chỉ ra rằng, 45% cán bộ quản lý phần mềm đang xem xét áp dụng AI cho phần mềm của họ trong vòng 3 năm tới. Trong khi đó hiện chỉ có 11% doanh nghiệp công nghệ hiện đang sử dụng AI.  

“Bất chấp sự cường điệu việc sử dụng AI để tiếp thị các sản phẩm ứng dụng AI như một “giải pháp thần kỳ cho mọi bài toán”, chúng ta mới đang trong giai đoạn ứng dụng AI trong sản phẩm như một tập hợp con của một chức năng nhỏ sử dụng một thuật toán AI đã có sẵn. Vì thế, không có gì khó hiểu khi các nhà quản lý phần mềm vẫn đang tỏ ra hoài nghi với lời hứa này và tạo ra một nghịch lý kỳ lạ” - Jonathan Wright nói. 

Nguyên nhân của nghịch lý này là sự hiểu lầm về định nghĩa AI, cách thức hoạt động và hiện trạng phát triển của công nghệ này. 

Công nghệ AI vẫn đang trong giai đoạn sơ khai. Mặc dù các thuật toán AI riêng lẻ có thể xử lý xuất sắc dữ liệu theo yêu cầu có phạm vi hẹp, nhưng các thuật toán này không phù hợp với các yêu cầu chung hơn. Tuy nhiên, theo Jonathan Wright điều này sẽ không kéo dài quá lâu… Sự ra đời của các chương trình như Dall-E và Chat GPT khiến con người phải tranh luận nhiều hơn về những mối đe dọa hiện hữu mà AI có thể gây ra và chúng ta cần các cuộc thảo luận đó ngay từ khi công nghệ AI còn đang sơ khai. 

Jonathan Wright nhận định, trí tuệ nhân tạo được coi như một “hộp đen”, nên các mối lo ngại có thể dễ dàng “len lỏi” vào các cuộc thảo luận và nhận thức về công nghệ. Khía cạnh đạo đức của công nghệ này cũng đang được thảo luận ở nhiều nơi. Các nhà giáo dục đang đặt câu hỏi làm thế nào để phòng ngừa học sinh sử dụng AI để hỗ trợ viết bài. Các cơ quan và các tập đoàn AI tập trung vào việc thiết lập các nguyên tắc đạo đức phải được tuân thủ trong quá trình phát triển công nghệ này…

Khi các nguyên tắc này được thiết lập, con người có thể tránh được tình huống 
“Skynet” (trong bộ phim “Kẻ hủy diệt”, Skynet là một hệ thống tự vận hành độc lập, có thể suy nghĩ và điều khiển toàn bộ hệ thống tiện nghi, quân sự của con người trong tương lai. Là một trí thông minh nhân tạo do con người tạo ra và đã điều khiển đội quân robot quay lại huỷ diệt chính con người từ những người đã tạo ra nó). Tuy nhiên, con người cũng cần khám phá các “hộp đen” công nghệ mới, lý giải rõ ràng về quá trình phát triển, phương án sử dụng… của các công nghệ này.

Jonathan Wright là chuyên gia về các công nghệ mới nổi, đổi mới sáng tạo và tự động hóa, có hơn 25 năm kinh nghiệm làm việc tại các tổ chức toàn cầu. Ông hiện là Giám đốc truyền bá công nghệ và Trưởng bộ phận Kỹ thuật Sản phẩm (R&D) cho Eggplant - một công ty của Keysight Technologies.  

Jonathan kết hợp kinh nghiệm, kiến thức chuyên sâu và khả năng lãnh đạo để kiến giải sâu sắc về việc áp dụng kỹ thuật nhận thức trong thế giới thực (trí tuệ nhân tạo và AIOps trong doanh nghiệp). Ông thường xuyên được mời làm diễn giả tại các hội nghị quốc tế.

(Nguồn: Keysight Technologies)