【ket qua pohang】Kỳ vọng hạ nhiệt căng thẳng từ hội đàm Nga – Mỹ
Cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Donald Trump dự kiến diễn ra tại Paris ỳvọnghạnhiệtcăngthẳngtừhộiđmNga–Mỹket qua pohangvào ngày 11-11 được kỳ vọng sẽ hạ nhiệt căng thẳng quan hệ hai nước vốn có nhiều bất đồng trong thời gian gần đây.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Hội nghị thượng đỉnh ở Helsinki, Phần Lan, ngày 16-7-2018. Ảnh: AFP/TTXVN
Mới đây, Cố vấn Tổng thống Nga Yuri Ushakov cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Donald Trump dự kiến có cuộc gặp chính thức tại Paris vào ngày 11-11 tới đây. Theo ông Ushakov, Tổng thống Putin và Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton đã đạt được một thỏa thuận sơ bộ về việc tổ chức một cuộc gặp toàn diện và được chuẩn bị kỹ lưỡng giữa hai nhà lãnh đạo Nga, Mỹ tại Paris, bên lề sự kiện kỷ niệm ngày chấm dứt Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Theo đó, cuộc gặp sẽ có sự tham gia của các thành viên thuộc phái đoàn từ hai nước. Về phía Mỹ, ông Bolton cũng bày tỏ tin tưởng rằng Tổng thống Donald Trump trông đợi cuộc gặp này với Tổng thống Putin tại Paris.
Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump vừa đe dọa rút khỏi Hiệp ước tiêu hủy tên lửa tầm ngắn và trung (INF) với cáo buộc Nga vi phạm các điều khoản trong thỏa thuận này. Tuy nhiên, phía Nga khẳng định tuân thủ nghiêm chỉnh INF, trong khi Mỹ luôn vi phạm thỏa thuận này.
Hiệp ước INF được lãnh đạo Mỹ và Liên Xô trước đây ký ngày 8-12-1987, với cam kết hai bên không sản xuất, thử nghiệm, triển khai các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình trên mặt đất tầm trung và tầm ngắn (từ 500km tới 5.500km). Thời gian qua, cả hai bên đều thực hiện khá tốt INF và được quốc tế thừa nhận.
Nga cũng thừa nhận INF có những điểm yếu, song Matxcơva không hoan nghênh việc Washington rút khỏi hiệp ước này mà không đề xuất giải pháp thay thế. Bởi lẽ, khi Mỹ rút khỏi INF thì cả Nga và Mỹ không còn bị ràng buộc phát triển vũ khí hạt nhân. Điều này sẽ kéo theo hệ lụy nguy hiểm một cuộc chạy đua mới phát triển vũ khí hạt nhân ngoài mong muốn của hai nước và các quốc gia liên quan.
Ông Putin nêu rõ: “Nếu Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF thì vấn đề quan trọng nhất là người Mỹ sẽ làm gì với các loại tên lửa này. Nếu chúng được đưa đến châu Âu, tất nhiên, Nga cần phải đáp trả một cách tương xứng”.
Thực tiễn vừa qua cho thấy, các Hiệp ước: chống tên lửa đạn đạo, INF và New START là 3 trụ cột hỗ trợ sự ổn định hạt nhân toàn cầu, là sự ràng buộc mang tính pháp lý để các quốc gia liên quan tuân thủ. Tuy nhiên, Mỹ đã rút khỏi Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo hồi năm 2001. Nếu quyết định của ông Trump lần này không thay đổi và được công nhận thì có nghĩa Mỹ sẽ rút khỏi hiệp ước thứ 2 trong 3 hiệp ước mang tính sống còn. Cho nên hiện tại sẽ chỉ còn lại duy nhất Hiệp ước New START nhưng thiếu tính bền vững.
Tổng thống Nga Putin cũng bày tỏ lo ngại thế giới có thể trượt vào một cuộc chạy đua vũ trang trong khi số phận của Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới (NEW START) giữa Nga và Mỹ vẫn chưa rõ ràng và sẽ hết hiệu lực năm 2021.
Thời gian gần đây có quá nhiều bất đồng diễn ra giữa Mỹ và Nga, như: việc sáp nhập Crimea vào Nga dẫn đến nội chiến ở miền Đông Ukraine, cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Syria, vụ điệp viên Nga Sergey Skripal bị đầu độc tại Anh, các biện pháp trừng phạt kinh tế, thương mại và tài chính trả đũa lẫn nhau của hai nước vì nhiều lý do khác nhau…
Chính những lý do trên nên cuộc gặp giữa ông Putin và ông Trump vào tháng 11 tới được cho là tín hiệu tốt mở ra kỳ vọng hạ nhiệt căng thẳng giữa hai bên mặc dù rất mong manh.
HN tổng hợp