【bxh vdqg duc】Hà Nội: Kiểm soát chặt kinh doanh thực phẩm chức năng
Quá nhiều vi phạm
Gần đây nhất,àNộiKiểmsoátchặtkinhdoanhthựcphẩmchứcnăbxh vdqg duc ngày 17/6, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội đã đồng loạt kiểm tra việc kinh doanh thực phẩm chức năng tại các nhà thuốc trên địa bàn thành phố. Theo đó, Cục QLTT Hà Nội đã phát hiện 82 vụ vi phạm, với tổng số tiền thu nộp là hơn 587 triệu đồng.
QLTT Hà Nội kiểm tra một số sản phẩm tại kho hàng Công ty Hoá dược Việt Nam.
Trước đó, ngày 8/6, Đội QLTT số 3 đã kiểm tra Công ty cổ phần Kingphar Việt Nam tại địa chỉ B58 Nguyễn Thị Định (Trung Hòa-Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội). Đoàn kiểm tra đã tạm giữ lô hàng hóa là TPCN có dấu hiệu vi phạm gồm: 188 hộp canxi D3, 445 hộp Kingphar Baby, 240 hộp Kingphar Slim, 140 hộp True Lady Kingphar, 550 hộp viên xương khớp Kingphar và 660 hộp Tràng Bát Vị. Ước trị giá hàng hóa vi phạm là 295,250 triệu đồng. Đội QLTT số 3 đã tiến hành lấy mẫu giám định đối với 5 loại sản phẩm TPCN: canxi D3, Kingphar Baby, Kingphar Slim, True Lady Kingphar, viên xương khớp Kingphar.
Theo kết quả giám định, 3 loại sản phẩm TPCN không đạt tiêu chuẩn theo công bố gồm: Kingphar Baby, True Lady Kingphar, viên xương khớp Kingphar. Căn cứ kết quả giám định trên, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã ra thông báo số 1336/TB-ATTP về tạm dừng lưu thông, buộc thu hồi hàng hóa đối với 3 loại sản phẩm trên, tương đương 4.700 sản phẩm của Công ty cổ phần Kingphar Việt Nam. Ước tính tổng giá trị hàng hóa buộc thu hồi là 665 triệu đồng. Hiện, Đội QLTT số 3 đang tiếp tục làm rõ hành vi vi phạm đối với Công ty cổ phần Kingphar Việt Nam.
Tính mạng người tiêu dùng bị đe dọa
Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, nguyên nhân cơ bản dẫn đến hàng loạt hành vi buôn bán TPCN giả, kém chất lượng là do nhu cầu trên thị trường tăng cao và tăng nhanh. Trong khi đó, việc kinh doanh thực phẩm chức năng giả và kém chất lượng lại đem về lợi nhuận “khủng”.
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo 389 TP. Hà Nội cho biết, theo điều tra, đa số mặt hàng TPCN làm giả có xuất xứ từ Trung Quốc. Thường thì một hộp thực phẩm chức năng “made in Trung Quốc” được nhập về Việt Nam chỉ có giá vài chục nghìn đồng. Sau khi thêm thắt, “chế biến” nhãn mác thì được bán ra thị trường với mức giá lên tới vài trăm nghìn đồng, thậm chí vài triệu đồng.
Ông Vương Chí Dũng – Phó Chi cục trưởng Chi cục QLTT Hà Nội thừa nhận, khó khăn trong quản lý TPCN đặc biệt là quản lý bán hàng trên mạng, hàng xách tay. Sai phạm hiện nay không chỉ ở khâu sản xuất mà còn ở khâu kinh doanh. Nếu không được quản lý chặt hơn nữa thì tính mạng cũng như sức khỏe của chính người dân đang bị đe dọa hàng ngày.
Nhiều chuyên gia cho rằng, Bộ Y tế cần nghiên cứu, xem xét để quản lý chặt với mặt hàng này, bởi lâu nay TPCN không phải là thuốc nên chưa có quy định bắt buộc công bố định lượng sản phẩm và không kiểm nghiệm lâm sàng như thuốc. Trong khi đó TPCN bán đắt hơn nhiều lần so với thuốc và sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Tại các nước theo quy định chuẩn quốc tế, điều kiện cơ sở sản xuất TPCN phải hội tụ đủ các yếu tố như cơ sở, trang thiết bị, nhân lực, quy định, phòng thí nghiệm, nguyên liệu an toàn thì mới kiểm soát chặt được vấn đề sản xuất đến kinh doanh TPCN.
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh: Ban chỉ đạo 389/TP sẽ tiếp tục chỉ đạo hai đoàn kiểm tra liên ngành và các Đội QLTT kiểm tra, kiểm soát các doanh nghiệp, nhà thuốc trên địa bàn quản lý có liên quan đến sản phẩm True Lady Kingphar, Kingphar Baby, viên xương khớp Kingphar để thu hồi sản phẩm lưu thông trên thị trường Hà Nội. Đồng thời, báo cáo Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia tiếp tục mở rộng kiểm tra, phối hợp với các cơ quan liên quan để xác minh, làm rõ.