Doanh nghiệp đã chủ động đổi mới sáng tạo Dẫn định nghĩa từ Tổ chức Năng suất châu Á (APO),ângcaonănglựchấpthụcôngnghệcủaDNNVVtrụcộtquantrọngcủakếhoạchnăngsuấkết quả bóng đá gamba osaka TS Hà Minh Hiệp, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL cho biết, năng suất được hiểu là một tư duy hướng tới thói quen cải tiến và vận dụng những cách thức biến mong muốn thành các hành động cụ thể. “Theo cách tiếp cận này, năng suất là không ngừng cải tiến để vươn tới sự tốt đẹp hơn. Ngày hôm nay phải tốt hơn ngày hôm qua và ngày mai sẽ tốt hơn ngày hôm nay. Vấn đề cốt lõi của nâng cao năng suất chính là quá trình cải tiến liên tục và không dừng lại, dựa trên kết quả đầu ra và đầu vào để hướng tới mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng”, TS Hà Minh Hiệp cho hay. Cũng theo TS Hà Minh Hiệp, ở góc độ năng suất có thể chia ra thành năng suất của nền kinh tế, năng suất của ngành kinh tế, năng suất của doanh nghiệp và năng suất tại các cấp độ phân xưởng. Có thể thấy dù là ở vị trí nào, quy mô doanh nghiệp ra sao (doanh nghiệp lớn, nhỏ, vừa) đều có những đóng góp tích cực cho việc nâng cao năng suất quốc gia. Năng suất của nền kinh tế có 3 yếu tố chính. Thứ nhất là năng suất lao động, năng suất vốn và năng suất TFP (năng suất các yếu tố tổng hợp). TFP cũng chính là những đóng góp từ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo vào năng suất. Thời gian qua, khi mà dư địa để tăng năng suất từ năng suất lao động và năng suất vốn không còn nhiều, thì việc tăng TFP chính là động lực để thúc đẩy tăng năng suất trong doanh nghiệp cũng như năng suất của nền kinh tế nhiều nước nói chung và Việt Nam nói riêng. TS Hà Minh Hiệp, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL. |