【kết quả các trận đấu cúp c2】Khó giải “bài toán” chi tiêu thời “bão giá”

Giá xăng,ảibitonchitiuthờkết quả các trận đấu cúp c2 dầu, gas tăng cao trong thời gian qua gây sức ép tăng giá với nhiều mặt hàng và tác động tới đời sống sinh hoạt, kinh doanh của người dân, bởi chi phí đầu vào của tất cả các ngành đều bị ảnh hưởng.

Một số mặt hàng được áp dụng giá bán mới theo mức giảm 2% thuế VAT làm nhẹ phần nào chi phí mua sắm của khách hàng.

Áp lực giá cả tăng

Sau khi điều chỉnh vào đầu tháng 3, giá gas loại bình 12kg sử dụng nhiều trong nấu ăn hàng ngày của người dân đã trên 500.000 đồng/bình. Trong khi gas là mặt hàng thiết yếu trong đời sống sinh hoạt của người dân cả thành thị lẫn nông thôn, việc giá gas bật tăng trong thời gian ngắn càng làm gánh nặng tăng trên vai người tiêu dùng, nhất là thời gian qua tình hình dịch bệnh đã tác động xấu đến việc làm và thu nhập của một bộ phận người lao động.

Nguồn cung thực phẩm tươi sống tại các chợ hiện nay khá dồi dào.

Cũng loay hoay với bài toán cân đối chi phí sinh hoạt, bà Nguyễn Thị Phương Thùy, ở ấp 1, thị trấn Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, cho biết: “Gia đình có 5 người, bình thường tôi sử dụng 1 bình gas khoảng 2 tháng, chủ yếu là nấu ăn, nấu nước. Vừa rồi gọi điện giao gas thì cửa hàng báo tăng lên 42.000 đồng/bình so với đợt trước. Tính ra mỗi tháng chi phí gas là hơn 250.000 đồng nên gia đình đang cân nhắc sử dụng thêm bếp điện từ dự phòng để xen kẽ. Còn khi nấu nướng trong nhà, tôi cũng tính toán hạn chế các món cần thời gian nấu lâu để tiết kiệm phần nào chi phí”.

Người nội trợ trong gia đình là thấy rõ nhất sự điều chỉnh giá cả nhiều mặt hàng thực phẩm khi các loại nhiên liệu điều chỉnh tăng nhiều đợt vừa qua. Khi được hỏi về giá một số thực phẩm cần thiết trong gia đình, chị Trần Thị Anh Thư, ở khu vực 1, phường I, thành phố Vị Thanh, chia sẻ: “Mới đây, tôi mua hàng ở tiệm tạp hóa quen, giá chai dầu ăn (dầu nành) thường mua từ 53.000 đồng tăng lên 55.000 đồng, mì gói cũng tăng từ 32.000 đồng lên 35.000 đồng/chục. Lượng tăng mỗi món không nhiều nhưng nếu gộp lại thì mỗi chuyến đi chợ ít nhiều tăng thêm 20.000-50.000 đồng mới giật mình”.

Cần giải pháp để giảm bớt gánh nặng

Những người làm nghề bán vé số, di chuyển bằng xe máy mỗi ngày như ông Lê Văn Ơ, ở thị trấn Nàng Mau, huyện Vị Thủy, lo lắng không kém khi giá xăng tăng sau mỗi đợt điều chỉnh. Ông Ơ bộc bạch: “Mỗi ngày tôi đều đi bán từ chợ Nàng Mau dài qua Vị Thanh và vòng trở về, nếu bán hết còn lời được cỡ 150.000-200.000 đồng. Lúc trước 2 ngày tôi mới đổ xăng 1 lần hết 50.000 đồng, nhưng hiện nay ngày nào tôi chạy ít mới cầm cự được, còn không thì chỉ hơn 1 ngày là phải đổ thêm”. Khi nghe phong phanh giá xăng nhiều khả năng lại tăng là ông Ơ thêm lo. Do chân ông đi lại khó khăn, hầu như lúc nào cũng phải gắn bó với chiếc xe gắn máy, nếu sợ hao xăng đi ít thì bán rất chậm, thậm chí ế ẩm.

Một cơ sở bán nội thất, đồ gia dụng trên đường Trần Hưng Đạo, thành phố Vị Thanh, cho biết tháng này đại lý nệm đã báo tăng giá lên 5%, các nhóm hàng khác cũng có điều chỉnh giá với mức tăng tương đương hoặc cao hơn. Xăng dầu là nguyên liệu cho vận chuyển và cả sản xuất của nhiều loại hàng nên tăng giá là điều khó tránh khỏi. Một số mặt hàng còn cầm mức giá cũ là do lượng hàng nhập trước tết vẫn còn. Riêng chi phí giao hàng khi khách ở xa, hàng cồng kềnh phải chở bằng xe tải có thể phụ thu thêm mới có lời. “Như mới đây tôi đi giao hàng cho khách ở thị trấn Bảy Ngàn, tính ra tốn thêm 300.000 đồng tiền xăng xe tải cho cả chuyến nên phải cộng thêm phí vận chuyển để khách chia sẻ”, người này cho biết thêm.

Tại một số hệ thống bán lẻ lớn, nhìn chung mặt bằng giá vẫn chưa có biến động nhiều. Ông Trần Trung Hiếu, Giám đốc siêu thị Co.opMart Vị Thanh, thông tin: Đến thời điểm hiện nay, hệ thống bán lẻ thuộc đơn vị vẫn đang thực hiện bình ổn giá các mặt hàng, chưa có thông tin điều chỉnh tăng giá. Với hợp đồng ký lâu dài với đơn vị sản xuất nên trước mắt các nhóm hàng vẫn được kềm giá ở mức ổn định. Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm thuộc nhóm hàng thực phẩm tươi sống, thực phẩm, sản phẩm thời trang may mặc và đồ gia dụng vừa áp dụng giá bán mới theo mức giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) từ tháng 2. Điều này cũng làm nhẹ bớt phần nào gánh nặng chi phí cho người tiêu dùng.

UBND tỉnh Hậu Giang vừa có chỉ đạo cụ thể liên quan đến công tác bình ổn thị trường về thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội tháng 3. Theo đó, các ngành liên quan cần tăng cường quản lý, kiểm tra, kiểm soát thị trường, bình ổn giá cả các mặt hàng thiết yếu. Đặc biệt phải xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nhất là trong hoạt động kinh doanh xăng dầu và trang thiết bị y tế.

Để đảm bảo kiểm soát giá cả, hạn chế tác động của diễn biến giá xăng dầu, Bộ Tài chính cùng các bộ, ngành liên quan sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương thực hiện chặt chẽ biện pháp quản lý, điều hành giá cả, nhất là các mặt hàng và các loại hình dịch vụ, tiêu dùng thiết yếu. Không để xảy ra tình trạng lợi dụng tăng giá kiểu “té nước theo mưa” và neo giá ở mức cao gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng, tác động xấu đến thị trường.

Bài, ảnh: T.TRANG

Nhà cái uy tín
上一篇:4 mẹ con tử vong ở Khánh Hòa: Người chồng không muốn tiếp xúc với ai
下一篇:Khắc phục những sai sót trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất