【kèo bống đá】Thiếu nguồn nhân lực làm công tác cai nghiện ma túy

Tư vấn cai nghiện.

Tư vấn cai nghiện

Hiện nay đã hình thành cơ quan chuyên trách phòng,ếunguồnnhânlựclàmcôngtáccainghiệnmatúkèo bống đá chống tệ nạn xã hội (PCTNXH) ở 63/63 tỉnh, thành phố thuộc Trung ương. Có 44 tỉnh thành lập Chi cục PCTNXH, còn lại 15 tỉnh là Phòng PCTNXH, 3 tỉnh ghép với Phòng Bảo trợ xã hội.
Ở cấp huyện không tổ chức đơn vị chuyên trách mà có cán bộ chuyên trách PCTNXH hoặc kiêm nhiệm thuộc Phòng LĐTBXH (cá biệt có địa phương chỉ có 1 cán bộ phụ trách cả: bảo trợ xã hội, xóa đói giảm nghèo, người có công, bảo vệ trẻ em và PCTNXH). Ở cấp xã chỉ có 1 cán bộ văn hóa - xã hội, không có cán bộ chuyên trách PCTNXH (trừ một số xã, phường trọng điểm).

Toàn hệ thống chuyên trách PCTNXH cả nước có 12.503 người, gần 57% trong biên chế, trên 87% kiêm nhiệm (cấp xã 92%); khoảng 31% trình độ đại học; gần 27,5% ngành tâm lý, xã hội và hơn 40% các ngành không gần với yêu cầu chuyên môn của lĩnh vực cai nghiện ma túy.

Hiện nay cả nước còn 105 cơ sở cai nghiện ma túy công lập và 35 Điểm tư vấn tại cộng đồng. Tổng số người làm việc trong các cơ sở cai nghiện ma túy công lập năm 2001 là 1.235 người tăng lên 5.784 người vào năm 2005 và đạt 6.118 người vào năm 2011, đến năm 2016 là 6.374 người và ổn định tương đối cho đến nay.

Toàn quốc có 2.165 Đội hoạt động xã hội tình nguyện cấp xã được thành lập tại 38 tỉnh, thành phố với 14.824 tình nguyện viên. Đây là một lực lượng rất quan trọng trong công tác cai nghiện tại gia đình và cộng đồng.

Nguồn nhân lực làm công tác cai nghiện ma túy hiện nay không ổn định. Nguồn nhân lực có trình độ cao còn ít, tỷ lệ nhân viên có chuyên môn không phù hợp chiếm tới 63%, một số chuyên ngành thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu như y tế, xã hội học, tâm lý chưa được 20% (còn gần 50% số Cơ sở cai nghiện không có bác sĩ, bộ phận y tế chủ yếu là y sỹ và điều dưỡng viên).

Đội hoạt động xã hội tình nguyện cấp xã và Tổ công tác cai nghiện tại cộng đồng do Chủ tịch UBND cấp xã thành lập, gồm phần lớn là những người tham gia mang tính phong trào, chưa có kỹ năng cai nghiện và tiếp cận trợ giúp cộng đồng, chưa được đào tạo, tập huấn thường xuyên. Đồng thời, địa vị pháp lý cũng như các chính sách hỗ trợ cho đội ngũ này chưa được ghi nhận trong Luật PCMT.

Cai nghiện ma túy là lĩnh vực đặc thù, phức tạp, sức ép công việc, căng thẳng khi xử lý tình huống và phần lớn các cở sở cai nghiện ở vùng sâu, vùng xa nên cán bộ chưa thực sự yên tâm công tác, ngay cả những địa phương có chế độ, chính sách tốt, những cũng khó thu hút được cán bộ có tâm huyết, trình độ, năng lực, làm việc lâu dài, nhất là cán bộ y tế, tư vấn viên. Đã có một số cán bộ xin nghỉ việc hoặc vi phạm nội quy, quy chế bị buộc thôi việc.

Bên cạnh đó, phần lớn các cơ sở cai nghiện ma túy chưa xây dựng được đề án vị trí việc làm, nên nhiều trường hợp tuyển dụng không phù hợp nhu cầu công việc. Đồng thời, chưa thực hiện được cơ chế tự chủ nên trách nhiệm của người đứng đầu đối với công tác cán bộ chưa cao. Công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chưa được làm thường xuyên, thiếu kinh phí nên còn có sự phụ thuộc vào các chương trình, dự án tài trợ. Việc tập huấn hiện nay chủ yếu do các cơ quan quản lý hành chính ở Trung ương và địa phương thực hiện, số lượng rất ít, thời gian ngắn, chủ yếu lý thuyết, thiếu thực hành, nên học viên được tập huấn xong rất ít người có thể làm được việc.

Theo Tiengchuong.vn

Nhận Định Bóng Đá
上一篇:Từ 15/8, người bán xe không nộp lại giấy đăng ký và biển số sẽ bị phạt
下一篇:Hoa Lư khiếu nại gói thầu 35 nghìn tỷ, ACV báo cáo Thủ tướng trước ngày 22/8