当前位置:首页 > Thể thao

【ảnh veres】Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội sẽ quyết định Quy hoạch không gian biển quốc gia

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại phiên họp thứ 24 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Chiều 14/7,ỳhọpthứsáuQuốchộisẽquyếtđịnhQuyhoạchkhônggianbiểnquốảnh veres Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổng kết Kỳ họp thứ năm và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XV.

Báo cáo nội dung này, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường đề xuất xuất tiếp tục tổ chức Kỳ họp thứ sáu theo hình thức họp trực tiếp và chia thành 2 đợt họp (với khoảng cách từ 1,5 đến 2 tuần giữa 2 đợt) để có thời gian cho các cơ quan của Quốc hội và các cơ quan hữu quan phối hợp tiếp thu, giải trình các ý kiến của đại biểu Quốc hội bảo đảm đầy đủ, kỹ lưỡng, thuyết phục. Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, nghỉ một tuần làm việc là phù hợp.

Dự kiến Quốc hội làm việc 23 - 25 ngày, khai mạc Kỳ họp vào thứ Hai, ngày 23/10/2023.

Về nội dung, Quốc hội sẽ xem xét thông qua 9 luật, trong đó có Luật Đất đai (sửa đổi) và cho ý kiến 8 dự ánluật khác.

Quốc hội cũng sẽ xem xét, quyết định các vấn đề kinh tế- xã hội, ngân sách nhà nước năm 2023 và 2024; xem xét các báo cáo đánh giá giữa nhiệm kỳ về thực hiện các kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 về phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế, đầu tưcông trung hạn, tài chínhquốc gia và vay, trả nợ công; xem xét các báo cáo về việc thực hiện một số Nghị quyết về giám sát chuyên đề, chất vấn của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4; giám sát chuyên đề tối cao và các vấn đề quan trọng khác.

Trong đó, Quy hoạch không gian biển quốc gia là nội dung cần được trình Quốc hội xem xét quyết định để đáp ứng yêu cầu tại Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022  (cụ thể là: phấn đấu cơ bản hoàn thành việc phê duyệt trong năm 2022 các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050), Tổng thư ký Quốc hội nhấn mạnh.

Đáng chú ý, tại kỳ họp này, Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

Thời gian dành cho việc lấy phiếu tín nhiệm, theo dự kiến của Tổng thư ký Quốc hội là nửa ngày làm việc, gồm cả việc thảo luận tại các đoàn đại biểu Quốc hội và lấy phiếu tín nhiệm tại hội trường.

Việc lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh Quốc hội bầu và phê chuẩn lần này sẽ được thực hiện theo Nghị quyết 96 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND hoặc phê chuẩn (sửa đổi Nghị quyết 85), vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 5 vừa qua.

Theo đó, Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ: Chủ tịch nước, Phó chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội, Phó chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội.

Thuộc diện lấy phiếu còn có Thủ tướng Chính phủ, Phó thủ tướng, bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ; Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước.

Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã bầu, phê chuẩn 50 người giữ các chức vụ thuộc diện lấy phiếu tín nhiệm nói trên.

Tuy nhiên, Nghị quyết 96 quy định không lấy phiếu tín nhiệm đối với người đã có thông báo nghỉ công tác chờ nghỉ hưu hoặc được bầu, bổ nhiệm trong năm lấy phiếu tín nhiệm.

Theo quy định này, tại kỳ lấy phiếu tín nhiệm tới, Quốc hội sẽ không lấy phiếu tín nhiệm với Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng do ông Võ Văn Thưởng mới được Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước vào ngày 2/3/2023 (trong năm lấy phiếu tín nhiệm).

Cũng theo quy định tại Nghị quyết 96, chậm nhất là 45 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm căn cứ vào đối tượng được lấy phiếu tín nhiệm quy định tại nghị quyết.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ có văn bản yêu cầu người được lấy phiếu tín nhiệm gửi báo cáo và bản kê khai tài sản, thu nhập đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Hai nhiệm kỳ trước, Quốc hội đã 3 lần lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn. Lần đầu tiên là năm 2013, Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm 47 người. Năm 2014, Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm lần thứ hai với 50 người. Tại Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã lấy phiếu tín nhiệm 48 chức danh.

Tạibáo cáo tổng kết Kỳ họp thứ năm, một số hạn chế, bất cập được Tổng thư ký Quốc hội đề cập như: một số tài liệu kỳ họp gửi chậm, chưa bảo đảm thời gian theo quy định, ảnh hưởng đến việc nghiên cứu, chuẩn bị ý kiến của đại biểu Quốc hội (nhất là đối với những nội dung lớn, hồ sơ tài liệu nhiều); một số dự án luật chưa đầy đủ tài liệu theo quy định.

Có Luật chưa khắc phục đáng kể được tình trạng “luật khung, luật ống”, còn để nhiều điều, khoản giao Chính phủ quy định hoặc quy định chi tiết gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện.

Một số đại biểu Quốc hội sử dụng quyền tranh luận chưa đúng quy định của Nội quy kỳ họp Quốc hội, dùng quyền tranh luận để phát biểu ý kiến.

Một số câu trả lời chất vấn còn chung chung, chưa đi vào trọng tâm câu hỏi, chưa thực sự đưa ra các giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề.

分享到: