欢迎来到88Point

88Point

【bảng xếp hạng thuỵ điển】Tỷ lệ nội địa hóa ngành điện tử thấp

时间:2025-01-25 10:14:40 出处:Nhà cái uy tín阅读(143)

Tăng trưởng khá bất chấp Covid-19

Theỷlệnộiđịahóangànhđiệntửthấbảng xếp hạng thuỵ điểno Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), mặc dù gặp nhiều khó khăn trong việc nhập khẩu linh phụ kiện từ Trung Quốc trong thời gian đầu năm 2021, tuy nhiên, nhờ cân đối hợp lý hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, và địa phương trên cả nước thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, ngành điện tử vẫn tăng trưởng khá cả về chỉ số sản xuất công nghiệp lẫn kim ngạch xuất khẩu. Cụ thể, chỉ số sản xuất công nghiệp của ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tính chung năm 2021 tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng điện thoại di động năm 2021 đạt 233,7 triệu chiếc, tăng 7,6%; sản lượng ti vi đạt 11165,7 nghìn chiếc, giảm 38,6%; sản lượng linh kiện điện thoại ước đạt 480,8 nghìn tỷ đồng, tăng 29,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Tỷ lệ nội địa hóa ngành điện tử thấp
Khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của doanh nghiệp ngành điện tử Việt Nam còn hạn chế

Đáng chú ý, năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện ước đạt trị giá 51 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm 2020. Riêng đối với xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện đạt 57,54 tỷ USD, tăng 12,4% so với năm 2020; trong đó, xuất khẩu điện thoại và linh kiện sang thị trường Trung Quốc đạt 15,18 tỷ USD, tăng 23%; sang thị trường Mỹ đạt trị giá 9,69 tỷ USD, tăng 10,3%; sang EU (27 nước) đạt 7,89 tỷ USD, giảm 9,1% so với năm trước.

Bộ Công Thương nhìn nhận, trong bối cảnh dịch Covid-19 đang có diễn biến phức tạp, hoạt động sản xuất, kinh doanh ngành điện tử nhìn chung duy trì được tốc độ ổn định và tăng trưởng khá trong giai đoạn vừa qua, đặc biệt là các sản phẩm điện - điện tử tiêu dùng như ti vi, máy giặt, điều hòa, tủ lạnh, điện thoại di động.

Hình thành mạng lưới doanh nghiệp nội địa tiềm năng

Tuy nhiên, một thực tế không quá khó để nhận ra, mặc dù Việt Nam nằm trong số các quốc gia xuất khẩu điện tử lớn thứ 12 thế giới và thứ 3 trong khối ASEAN, nhưng có đến khoảng 95% giá trị thuộc khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Các tập đoàn đa quốc gia đóng vai trò chủ đạo, trong đó đặc biệt là các tập đoàn của Hàn Quốc, Nhật Bản… ở các lĩnh vực sản phẩm cuối cùng và sản xuất linh kiện điện tử.

Hiện, tỷ lệ nội địa hóa ngành điện tử thấp. Các sản phẩm điện tử trên thị trường Việt Nam đa số là hàng nhập khẩu nguyên chiếc hoặc lắp ráp trong nước bằng phần lớn các linh kiện nhập khẩu. Mỗi năm, Việt Nam nhập khẩu khoảng gần 50 tỷ USD các mặt hàng linh kiện điện tử, trong khi khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử trong nước còn rất hạn chế. "Chính vì vậy, phát triển ngành công nghiệp điện tử cần tạo bước đột phá để phát triển. Cụ thể, các doanh nghiệp trong nước cần tham gia nhiều hơn nữa trong chuỗi giá trị toàn cầu, thiết lập được hệ sinh thái công nghiệp hỗ trợ và đủ sức bắt tay với tập đoàn công nghệ quốc tế lớn" - lãnh đạo Cục Công nghiệp nhấn mạnh.

Các chuyên gia nhận định, làn sóng đầu tư của các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực công nghệ vào Việt Nam tăng mạnh sau khi dịch bệnh được khống chế. Việc tăng vốn của các nhà đầu tư nước ngoài để mở rộng sản xuất tại Việt Nam đồng nghĩa với việc nới rộng tăng trưởng xuất khẩu của ngành điện tử trong những năm tới. Theo đó, sẽ góp phần thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp điện tử và thu hút thêm các nhà đầu tư mới trong năm 2022.

Để chủ động phát triển nhanh, bền vững cho ngành công nghiệp điện tử, Cục Công nghiệp cho rằng, cần rà soát, hoàn thiện chính sách pháp luật, đặc biệt là quy định cụ thể về hàng hóa điện tử có xuất xứ Việt Nam, nhằm tạo điều kiện để các thương hiệu điện tử trong nước tạo được niềm tin với người tiêu dùng, hướng tới các giải pháp nhằm mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh đó, cần tập trung thúc đẩy phát triển thị trường ngoài nước, tận dụng tốt cơ hội do các Hiệp định thương mại tự do mang lại, thực hiện hiệu quả phòng vệ thương mại và ứng phó một cách chủ động, có hiệu quả với các xu thế bảo hộ và hàng rào kỹ thuật ở các thị trường trên thế giới.

Phân tích cụ thể hơn, ông Trương Thanh Hoài - Cục trưởng Cục Công nghiệp - cho rằng, cần hỗ trợ một số doanh nghiệp triển vọng phát triển thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực điện tử nhằm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nội địa đóng vai trò dẫn dắt thị trường điện tử trong nước, đặc biệt là các sản phẩm điện - điện tử gia dụng...

Ngành điện tử Việt Nam chiếm tỷ trọng 17,8% toàn ngành công nghiệp, chủ yếu sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học.

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: