【cá cược hôm nay】Số hóa bảo tàng
Tại Đức,ốhóabảotàcá cược hôm nay sau khi Bảo tàng Nghệ thuật Staedel - Frankfurt số hóa được 25.000 hiện vật và xây dựng được 100 bộ phim kỹ thuật số phát trên mạng xã hội đã thu hút được hàng ngàn lượt truy cập, theo dõi. Nhờ áp dụng phương pháp này, lượng người đến tham quan tại đây tăng gấp đôi, tương đương 1 triệu lượt/năm so với khi chưa số hóa.
Các bảo tàng khác như: Bảo tàng Quốc gia Berlin (Đức), Bảo tàng Dân gian Quốc gia Hàn Quốc, với hơn 68.000 hiện vật cũng đã có mặt trên trang web trực tuyến của họ. Thư viện Tòa thánh Vatican, một trong những thư viện lâu đời nhất trong lịch sử cũng đã số hóa kho lưu trữ thư bản cổ và đưa vào danh mục trực tuyến 4.500 tài liệu để phục vụ công chúng; Viện bảo tàng Anh cũng đã có kế hoạch số hóa gần 5.000 danh mục hiện vật trong các bộ sưu tập của mình để phục vụ người dân và du khách tham quan miễn phí... Có thể thấy, số hóa bảo tàng không chỉ là xu hướng mà đã trở thành lựa chọn của rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam.
Năm 2013, với việc ra đời Bảo tàng ảo, tương tác 3D để giới thiệu trưng bày chuyên đề “Di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam” và “Đèn cổ Việt Nam” do Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam thực hiện được xem là bước đi đầu tiên trong việc thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động của bảo tàng. Từ đó, các bảo tàng khác trong cả nước cũng bắt đầu ứng dụng công nghệ số để tiếp cận người xem trên không gian mạng.
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam khi “trình làng” ứng dụng thuyết minh iMuseum VFA đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ công chúng. Ứng dụng này cho phép người dùng tương tác cả hai hoạt động tham quan trực tuyến và trực tiếp. Dù người xem phải trả 50 ngàn đồng/lượt, song họ có thể thoải mái khám phá cả trăm hiện vật trong thời gian 8 giờ, với 8 ngôn ngữ khác nhau. Bảo tàng Viettel, với công nghệ thực tế ảo VR, mô phỏng 3D cũng đem lại cho người xem những trải nghiệm trực quan sinh động nhất...
Thừa Thiên Huế có 8 bảo tàng, cả công lập và tư nhân với khối lượng hiện vật đồ sộ, trong đó có rất nhiều hiện vật quý, có một không hai. Tuy nhiên, đến nay, việc số hóa bảo tàng vẫn chưa được triển khai rộng rãi, mới chỉ dừng lại ở một hai bảo tàng, như: Bảo tàng Hồ Chí Minh và Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế đang trong quá trình thực hiện.
Đã rất nhiều năm, Thừa Thiên Huế phải chật vật trong việc tìm địa điểm phù hợp để đặt trụ sở một số bảo tàng. Thế nên, câu chuyện hiện vật “ở nhờ” trong lúc đợi không gian trưng bày đã không còn quá lạ với Huế. Tất nhiên, chờ để có một không gian đẹp hơn, quy hoạch phù hợp hơn là điều nên làm. Song, bên cạnh với đó, cũng cần sớm xúc tiến việc số hóa bảo tàng một cách toàn diện khi nhu cầu tham quan của công chúng luôn đa dạng. Ngoài trực tiếp, thì trực tuyến cũng là kênh đã khẳng định được hiệu quả trên toàn thế giới, nhất là trong tình hình dịch bệnh và không gian có hạn như hiện nay.
Số hóa cũng là cách lưu giữ và trưng bày hiện vật tốt cho tương lai, trong sự mở rộng đa chiều về không gian. Vấn đề còn lại là cách làm sao cho phù hợp và phải được công chúng đón nhận. Chỉ khi được công chúng đón nhận thì số hóa mới thành công, không chỉ riêng lĩnh vực bảo tàng.
Tâm Huệ