Đặng Hữu Phổ sinh ngày 29/9 năm Giáp Dần (1854) tại làng Bác Vọng. Ông là con trai trưởng của Phò mã Đặng Huy Cát và Công chúa Tĩnh Hòa (tức nữ sĩ Huệ Phố - con gái vua Minh Mạng). Đặng Hữu Phổ thi đỗ Cử nhân khoa Mậu Dần (1878),ềBácVọngthămmiếuThịĐộsevilla – valladolid lúc 24 tuổi. Ông làm quan đến chức Thị độc Học sỹ Hàn lâm viện thời Tự Đức. Thời kỳ Đặng Hữu Phổ làm quan là thời kỳ mà chủ quyền của nước ta đã và đang dần mất hết vào tay thực dân Pháp. Không thể chịu mãi cảnh lăng nhục và ngạo mạn quá đáng của người Pháp, phe chủ chiến của Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường tích cực chuẩn bị lực lượng và cơ sở vật chất để quyết chiến với giặc. Cha con Đặng Hữu Phổ được Tôn Thất Thuyết giao nhiệm vụ chiêu mộ nghĩa sĩ, lập đội quân Đoàn kiệt ở ngoại thành Huế để ứng chiến.
Miếu Thị Độc ở bến đò Quai Vạc |
Đêm mồng 4, rạng mồng 5/7/1885, khi Tôn Thất Thuyết đang chỉ huy cuộc tập kích quân Pháp ở Huế, thì Đặng Hữu Phổ cùng cha cũng lãnh đạo đội Đoàn kiệt đánh vào huyện nha Quảng Điền. Cuộc khởi nghĩa của phe chủ chiến thất bại, vua Hàm Nghi xuất bôn. Trận chiến của cha con Đặng Huy Cát - Đặng Hữu Phổ cũng bất thành, cả hai ông đều bị giặc bắt. Triều đình Ðồng Khánh và thực dân Pháp cố dụ hàng để lung lạc sĩ phu và nhân dân, nhưng không được. Cuối cùng, chúng đem cha con ông ra xử. Đặng Hữu Phổ đã khẳng khái nhận hết mọi trách nhiệm, gánh tội thay cha. Ông bị khép án tử. Đặng Huy Cát bị án trảm giam hậu. Giặc còn hèn hạ sai người đến đốt nhà của cha con ông, khiến kho sách “Đặng gia tàng thư” bị cháy rụi.
Ngày 20 tháng 7 năm Ất Dậu (29/8/1885) Đặng Hữu Phổ thọ hình tại bến đò Quai Vạc bên dòng Bồ giang quê ông. Trước khi đền nợ nước, ông có làm bài thơ “Lâm hình thời tác” còn truyền cho đến bây giờ. Tương truyền có mặt tại pháp trường, chứng kiến cái chết bi hùng của chủ tướng, hai người lính hầu của ông đã quá đau lòng hộc máu và chết theo chủ.