【nhan dinh celta vigo】Thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021

La liga 2025-01-11 12:34:24 2395

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật,ịquyếtvềChươngtrigravenhxacircydựngluậtphaacuteplệnhnă<strong>nhan dinh celta vigo</strong> pháp lệnh năm 2021, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020 với tỷ lệ 95,24% số đại biểu tán thành. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020 với tỷ lệ 95,24% số đại biểu tán thành

Chiều 10-6, với 94% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020.

Không trình dự án, dự thảo không đảm bảo chất lượng, tiến độ

Nghị quyết nêu rõ: Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đề cao trách nhiệm, thực hiện nghiêm Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh đã được Quốc hội quyết định, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, bảo đảm tuân thủ đầy đủ quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong công tác xây dựng pháp luật; không trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án, dự thảo không bảo đảm đầy đủ hồ sơ, tài liệu, không bảo đảm chất lượng và tiến độ.

Kiểm điểm, xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm trong việc không hoàn thành nhiệm vụ soạn thảo được giao, phải lùi, rút dự án, dự thảo ra khỏi Chương trình để báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; đồng thời có giải pháp kiên quyết xử lý để tiến tới chấm dứt tình trạng này.

Cùng với đó, cơ quan soạn thảo, cơ quan trình khi xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật cần thực hiện nghiêm quy định tại khoản 2 Điều 12 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; rà soát kỹ các văn bản đã ban hành để phát hiện, xử lý những vấn đề khác nhau giữa quy định của văn bản đang có hiệu lực và văn bản dự kiến ban hành, bảo đảm không để xảy ra mâu thuẫn, chồng chéo giữa các văn bản; tăng cường hiệu quả hoạt động của Ban soạn thảo, thành viên Ban soạn thảo.

Đồng thời, thực hiện nghiêm túc, đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong công tác tổ chức lấy ý kiến, tham gia ý kiến và tiếp thu ý kiến về dự án, dự thảo, huy động sự tham gia của đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học một cách thực chất, tránh hình thức; nâng cao hơn nữa trách nhiệm trong quá trình phối hợp tiếp thu, chỉnh lý dự án, dự thảo trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Bộ Tư pháp, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tăng cường trách nhiệm trong việc thẩm định, thẩm tra, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo văn bản với hệ thống pháp luật; kịp thời phát hiện và xử lý các nội dung mâu thuẫn, chồng chéo từ khâu soạn thảo, thẩm định, thẩm tra văn bản.

Chính phủ dành thời gian thỏa đáng để thảo luận, cho ý kiến đối với dự án, dự thảo trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội…

Lùi xem xét dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai để chuẩn bị tốt hơn

Theo Nghị quyết vừa được thông qua, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai đã được rút khỏi Chương trình.

Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết các ý kiến đại biểu Quốc hội cơ bản nhất trí với các nguyên tắc lập và dự kiến Chương trình năm 2021, điều chỉnh Chương trình năm 2020 được nêu trong Tờ trình và dự thảo Nghị quyết.

Một số ý kiến tán thành đưa dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai ra khỏi Chương trình năm 2020, nhưng đề nghị đưa vào Chương trình năm 2021 để sớm sửa đổi, khắc phục các vướng mắc, bất cập.

Có ý kiến đề nghị bổ sung Nghị quyết về giải quyết một số vấn đề vướng mắc trong quá trình tổ chức thi hành Luật Đất đai vào Chương trình năm 2020.

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai đã được Quốc hội quyết định đưa vào Chương trình năm 2019, sau đó được điều chỉnh sang Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9 (tháng Năm vừa qua) nhằm thể chế hóa Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XII) về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thong qua Nghi quyet ve Chuong trinh xay dung luat, phap lenh nam 2021 hinh anh 1Các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020 với tỷ lệ 95,24% số đại biểu tán thành

Chính phủ đã chỉ đạo và thành lập Ban soạn thảo do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì; Ban soạn thảo đã tiến hành tổng kết và xây dựng dự thảo Luật. Đây là dự án quan trọng, có phạm vi điều chỉnh rộng, tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước.

Quá trình nghiên cứu sửa đổi Luật còn một số vấn đề phức tạp, cần có thêm thời gian tổng kết kỹ lưỡng, toàn diện, nghiên cứu, đánh giá đầy đủ tác động của chính sách, bảo đảm khoa học, thận trọng, có căn cứ lý luận, thực tiễn.

Hơn nữa, trong bối cảnh Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII sắp tới sẽ thông qua các văn kiện quan trọng mang tính định hướng chiến lược toàn diện, đầy đủ và có tính chất lâu dài về phát triển kinh tế-xã hội của đất nước cho giai đoạn mới, trong đó có các chính sách mới về đất đai.

Do đó, trên cơ sở đề nghị của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin Quốc hội trước mắt cho rút dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai ra khỏi Chương trình.

Đồng thời, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan tiếp tục khẩn trương tiến hành nghiên cứu, tổng kết sâu sắc, toàn diện thực tiễn, đề xuất sửa đổi Luật Đất đai (không phải sửa đổi, bổ sung một số điều); có hình thức thích hợp lấy ý kiến nhân dân, các đối tượng chịu sự tác động của chính sách nhằm khắc phục các vướng mắc, bất cập, bảo đảm thể chế hóa đầy đủ, kịp thời Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII và các nghị quyết, kết luận khác của Trung ương, xây dựng hồ sơ dự án Luật bảo đảm chất lượng để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định bổ sung vào Chương trình năm 2021, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV (tháng 10/2021) như ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội.

Đối với đề nghị bổ sung dự thảo Nghị quyết về giải quyết một số vấn đề vướng mắc trong quá trình tổ chức thi hành Luật Đất đai, qua thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội và xem xét hồ sơ đề nghị của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, các nội dung đề xuất về bản chất là sửa đổi Luật Đất đai; việc ban hành Nghị quyết này có tác động đến đời sống kinh tế-xã hội tương tự như việc sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai.

Do đó, tại thời điểm hiện nay, đề nghị Quốc hội cho phép không bổ sung Nghị quyết này vào Chương trình năm 2020 để tập trung nghiên cứu, sửa đổi Luật.

本文地址:http://app.marimbapop.com/html/715d798688.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Lịch tạm ngừng cung cấp điện từ ngày 04

Cựu Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng sắp hầu toà phúc thẩm

Mâu thuẫn trên mạng xã hội, 20 thanh niên mang hung khí hẹn nhau hỗn chiến

Đánh người sau va chạm giao thông, 3 thanh niên ở Huế bị đâm thương vong

Tranh đội tuyển Việt Nam chiến thắng của họa sĩ Thăng Fly gây sốt

Bắt chủ hụi lừa đảo chiếm đoạt hơn 100 tỷ đồng tại Bình Thuận

Quan chức nhận hối lộ từ Xuyên Việt Oil nộp bao nhiêu tiền khắc phục hậu quả?

Xử phạt người phụ nữ tung tin bịa đặt vỡ đê ở Hà Nội

友情链接