【kq giao hữu hôm nay】8 Hiệp hội góp ý cho quy định Dự thảo Thích ứng an toàn với dịch Covid
8 Hiệp hội ngành hàng kiến nghị cần cụ thể hóa quy định "Thích ứng an toàn với Covid-19". |
8 hiệp hội,ệphộigópýchoquyđịnhDựthảoThíchứngantoànvớidịkq giao hữu hôm nay gồm: Hiệp hội Thực phẩm minh bạch; Hội Lương thực, thực phẩm TP HCM, Hội Doanh nghiệphàng Việt Nam chất lượng cao, Hiệp hội Dệt may Việt Nam; Hội Mỹ nghệ, chế biến gỗ TP HCM, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP, Hiệp hội Nhựa Việt Nam và Hiệp hội doanh nghiệp Nhật bản tại Việt Nam (JCCI) đã có văn bản góp ý gửi Thủ tướng Chính phủ về Dự thảo hướng dẫn "Thích ứng an toàn với dịch Covid-19".
Các hiệp hội cho rằng, hướng dẫn tại dự thảo chưa tính tới sự khác biệt về tình hình dịch giữa các vùng trong cả nước, nên thiếu tính linh hoạt. Nhiều quy định vẫn mang mục tiêu "zero Covid" chứ chưa hoàn toàn là "sống chung với Covid". Chỉ số đánh giá đưa ra thắt chặt quá mức các vùng dịch, xét nghiệm nhiều kể cả khi đã tiêm đủ vaccine.
Dự thảo đưa ra quy định trên 80% số người trên 50 tuổi được tiêm đủ liều vaccine. Các hiệp hội cho rằng, với tình hình dịch bệnh tại TP. HCM hiện nay, nếu áp dụng quy định này vào đánh giá nguy cơ dịch bệnh, TP HCM sẽ nằm ở nhóm nguy cơ cấp độ 4. Và như vậy phải rất lâu (2-3 tháng nữa), Thành phố mới có thể mở cửa kinh tế.
Ngoài ra, dự thảo hướng dẫn vẫn còn nhiều quy định chỉ phù hợp chủ trương "zero Covid", ảnh hưởng lớn tới kinh tế. Chẳng hạn, quy định cách ly tập trung với F0, F1; chỉ điều trị F0 tại nhà với trường hợp dịch ở cấp 3 và 4; hay ngừng hoạt động trung tâm thương mại và cơ sở du lịch, nghỉ dưỡng ở vùng cấp 4...
Theo các hiệp hội, những quy định này chỉ nên áp dụng trong thời gian chuyển đổi. Khi đã sang giai đoạn sống chung với virus, đã tiêm đủ vaccine mà vẫn quy định cách ly tập trung F0, F1 , truy vết... sẽ rất tốn kém, gây quá tải hệ thống y tế.
"Nên bỏ hẳn việc đưa F0 đi cách ly tập trung khi chuyển sang bình thường mới, ngành y tế hướng dẫn cụ thể để F0 điều trị tại nhà, áp dụng thẻ xanh Covid-19", lãnh đạo 8 hiệp hội doanh nghiệp nêu.
Các hiệp hội đều nhấn mạnh quan điểm khi đã tiêm đủ vaccine thì việc hạn chế đi lại với những người đã tiêm đủ liều hoặc F0 đã khỏi bệnh, hạn chế các hoạt động kinh tế, giao thông công cộng "là không cần thiết". Nên cho phép những người tiêm đủ vaccine được đi làm, và căn cứ vào tỷ lệ lấp đầy giường bệnh và phòng ICU để đưa ra các biện pháp kiểm soát dịch phù hợp.
Mặt khác, nếu áp dụng ngay tiêu chí dịch cấp độ 1 (bình thường mới) cho các vùng đang kiểm soát tốt dịch bệnh khi chưa tiêm đủ vaccine, sẽ có nguy cơ vỡ trận.
Hiện 38 tỉnh, thành phố kiểm soát tốt dịch nên chưa phải thực hiện hoặc đã gỡ bỏ Chỉ thị 16, gồm cả Hà Nội. Việc dự thảo đưa ra quy định <=20 ca mắc mới/100.000 dân/tuần là nhóm nguy cơ thấp khi tỷ lệ tiêm vaccine còn thấp ở các tỉnh, thành phố này, là không phù hợp với tình hình và khả năng kiểm soát dịch hiện tại, sẽ dẫn tới nguy cơ cao vỡ trận như TP HCM.
Đại diện các doanh nghiệp tính toán, cụ thể, ngưỡng 20/ca/100.000 dân/tuần, với Hà Nội 8 triệu dân, tương đương 230 ca mắc mới/ngày. Đợt dịch lần thứ 4 Hà Nội có khoảng 50-70 ca mắc mới/ngày mà đã phải mất gần 2 tháng phong tỏa theo Chỉ thị 16 (từ 24/7 đến 21/9) mới cơ bản khống chế được dịch, đưa số ca nhiễm trong ngày xuống dưới 20, đủ để thấy nếu để tới 230 ca mắc mới/ngày mới phong tỏa thì sẽ có nguy cơ cao vỡ trận như TP. Hồ Chí Minh (1625 ca/ngày 24/7 mới tiến hành phong tỏa theo Chỉ thị 16).
"Ngưỡng dịch lây lan nhanh ở Hà Nội là 56-230 ca/ngày, của TP. Hồ Chí Minh là 70-280 ca/ngày, Đà Nẵng là 8-32 ca/ngày. Để trên mức đó là dịch bùng phát sẽ rất khó khống chế", văn bản của 8 hiệp hội nhấn mạnh.
Vì thế, tại các tỉnh, thành phố, khu vực đang kiểm soát tốt dịch bệnh thay vì thay đổi ngay trạng thái chống dịch, phải có chiến lược riêng trong giai đoạn chuyển tiếp (3-5 tháng). Trong giai đoạn chuyển tiếp, các địa phương nằm trong diện này áp dụng chống dịch theo điểm, không phong toả diện rộng, trước khi mở cửa hoàn toàn để sống chung với dịch khi đã tiêm đủ vaccine.
Để thích ứng "sống chung với Covid", các hiệp hội đề xuất Thủ tướng áp dụng linh hoạt chiến lược kiểm soát dịch và phục hồi kinh tế.
Cụ thể, ở giai đoạn chuyển tiếp, dự kiến từ nay tới đầu quý I/2022, đề xuất vùng nào vaccine phủ sớm thì mở cửa sớm. Để mở cửa sống chung với Covid-19 trong giai đoạn này thì tách 2 vùng theo tình hình dịch để có biện pháp quản lý phù hợp.
Theo đó, tại vùng 1, là các vùng đang bùng phát, áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, điều chỉnh biện pháp áp dụng mức độ giãn cách cho phù hợp, tùy theo cấp độ dịch, tỷ lệ lấp đầy giường bệnh, mức độ tiêm vắc xin. Nếu tỷ lệ lấp đầy giường bệnh >75% thì tăng cường các biện pháp phòng ngừa, để đảm bảo có đủ giường điều trị, giảm tỷ lệ tử vong; nếu >90% thì phải nâng hẳn lên một cấp độ dịch.
Bỏ các quy định hạn chế đi lại với những người đã tiêm đủ vaccine hoặc F0 đã khỏi bệnh. Bỏ các quy định hạn chế các hoạt động kinh tế, cho phép F0 điều trị tại nhà. Cho phép người tiêm đủ 2 mũi vaccine, F0 đã khỏi bệnh được đi làm.
Ngành y tế có quy trình hướng dẫn doanh nghiệp xử lý F0 trong mỗi giai đoạn. Không đóng cửa cơ sở sản xuất, kinh doanh nếu có F0, có thì đi chữa hoặc tự cách ly, cơ sở khử trùng rồi hoạt động tiếp.
Đối với vùng 2, dịch lây lan chậm hoặc chưa có dịch (<0,7 ca mắc mới/100.000 dân/ngày), giai đoạn chuyển tiếp 3-5 tháng đến khi tiêm đủ vaccine thì phòng dịch theo điểm, không phong toả diện rộng.
Ở giai đoạn sống chung với virus, dự kiến từ giữa quý I/2022 và có thể sớm hơn nếu độ phủ vaccine sớm hơn, các đề xuất của các hiệp hội là:
Mở cửa từng vùng và toàn bộ cả nước khi đã tiêm đủ vaccine cho hơn 70% dân số từ 18 tuổi trở lên và đạt chỉ số 1 trên 80% trên 50 tuổi tiêm đủ vaccine
Giãn cách phù hợp theo cấp độ dịch như đã nêu ở trên, nhưng có điều chỉnh nới rộng: sản xuất-kinh doanh, giao thông công cộng được phép mở lại 100% ở tất cả các cấp độ dịch. Các giới hạn số người hội họp, tham gia sự kiện được giảm 1 cấp độ dịch so với giai đoạn chuyển tiếp.
Bỏ toàn bộ các giới hạn đi lại giữa các vùng, gồm cả người và xe vận tải. Bỏ cách ly F1, bỏ cách ly người từ vùng khác đến. Bỏ xét nghiệm diện rộng, cho phép F0 điều trị ở nhà. Tiêm vaccine cho trẻ em, tiêm liều tăng cường cho người lớn.
相关文章
Ngành Thuế Quảng Ninh tập trung đảm bảo thu ngân sách ngay từ đầu năm 2025
Đảm bảo thu ngân sách trong bối cảnh nhiều khó khănNăm 2024 đánh dấu một năm thành công của ngành Th2025-01-25Chủ tịch Hà Nội yêu cầu kiểm tra giải poker tiềm ẩn nguy cơ đánh bạc trá hình
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu kiểm tra giải poker tiềm ẩn nguy cơ đánh bạc trá hình2025-01-25Công an Đồng Nai kêu gọi người dân '3 không, 2 phải' để chống lừa đảo qua mạng
Công an Đồng Nai kêu gọi người dân '3 không, 2 phải' để chống lừa đảo qua mạng2025-01-25‘Vây, lấn, tấn, phá, triệt, diệt’
‘Vây, lấn, tấn, phá, triệt, diệt’- chiến thuật gây bất ngờ ở Điện Biên Phủ2025-01-25Cảnh sát hóa trang xử lý xe quá tải chạy trên đê ở Hà Nội
Từ đêm ngày 13 đến rạng sáng 14/8, Tổ công tác của Đội CSGT đường b2025-01-25Nhiều lãnh đạo sở, ngành ở Đắk Lắk được điều động nhận nhiệm vụ mới
Nhiều lãnh đạo sở, ngành ở Đắk Lắk được điều động nhận nhiệm vụ mới2025-01-25
最新评论