Đường Thái Lan nhập lậu bị Hải quan Đồng Tháp bắt giữ.
Trong khi đó,ônlậuđườngmởrộngđịabànhoạtđộtỉ số trận villarreal lượng đường Thái Lan trong nội địa ngày càng khan hiếm, nhu cầu ngày càng cao, đẩy giá đường chênh lệch giữa nội địa và bên kia biên giới lên càng cao. Các đối tượng buôn lậu đã không bỏ qua cơ hội này, tìm mọi cách đưa đường lậu qua biên giới. Hiện nay, các đối tượng buôn lậu đường đã mở rộng địa bàn hoạt động sang biên giới Đồng Tháp, Tây Ninh, Long An…
Theo đánh giá của Ban chỉ đạo 389 tỉnh Đồng Tháp, kể từ sau tết Nguyên đán 2015, các đối tượng buôn lậu đường hoạt động trên tuyến biên giới diễn biến phức tạp hơn do tuyến địa bàn An Giang đã triệt phá đường dây buôn lậu đường lớn, các đối tượng chuyển hướng địa bàn. Hiện nay, nếu mỗi bao đường (50kg) vận chuyển trót lọt về thị xã Hồng Ngự, các đối tượng có thể lời hơn 70.000 đồng đã khiến các đối tượng chuyên nghiệp lẫn cơ hội “tích cực” tham gia vận chuyển.
Trước tình hình trên, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Đồng Tháp đã phải xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch chống buôn lậu riêng đối với mặt hàng đường. Kế hoạch đã yêu cầu các lực lượng như Công an, Hải quan, Biên phòng, Quản lý thị trường, Ban chỉ đạo 389 các huyện, thị triển khai nhiều biện pháp để tuần tra, kiểm soát, bắt giữ đường lậu. Kết quả, là hàng loạt các vụ vận chuyển, buôn bán đường lậu đã bị các cơ quan chức năng phát hiện, bắt giữ. Địa bàn thị xã Hồng Ngự là nơi tập kết, trung chuyển đường lậu về TP.Cao Lãnh và các tỉnh lân cận tiêu thụ. Đầu tháng 4, Đội Kiểm soát Hải quan - Cục Hải quan Đồng Tháp đã phối hợp lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp kiểm tra kho hàng một công ty có chứa số lượng lớn hơn 16 tấn đường kết tinh không rõ nguồn gốc. Đại diện công ty này đã khai nhận có một số đường mua của công ty đường trong nước và đường lậu, nhưng qua giám định, Hiệp hội Mía đường Việt Nam đã xác định toàn bộ số đường trên không phải là đường do các đơn vị sản xuất đường trong nước sản xuất.
Cũng trong thời gian này, Đội Kiểm soát Hải quan đã phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 3 - Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp và Công an xã An Bình A, thị xã Hồng Ngự tuần tra, kiểm soát và phát hiện 2 đối tượng đang chuyển đường nghi là nhập lậu từ dưới sông lên bờ nên đã tạm giữ làm rõ. Tang vật gồm 25 tấn đường kết tinh đựng trong các bao bên ngoài ghi có các nhãn hiệu đường nội địa nhưng các đối tượng vận chuyển thừa nhận không biết nguồn gốc đường từ đâu, không có bất kỳ hoá đơn, giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp. Ngoài 2 vụ việc nổi bật này, Đội Kiểm soát Hải quan – Cục Hải quan Đồng Tháp cũng đã liên tục tổ chức tuần tra, kiểm soát, bắt giữ rất nhiều vụ vận chuyển đường nhỏ lẻ qua biên giới với số tang vật hiện nay lên hơn 50 tấn.
Ông Lê Văn Thạo, Đội trưởng Đội Kiểm soát Hải quan- Cục Hải quan Đồng Tháp cho biết, số lượng đường kết tinh nhập lậu, không rõ nguồn gốc mà Đội bắt giữ từ đầu năm đến nay tăng rất nhiều so với cùng kỳ và cả năm 2014. Do trong nội địa khan hiếm hàng, lợi nhuận cao đã khiến các đối tượng hoạt động nhiều hơn và lực lượng Hải quan phải vất vả hơn đối với mặt hàng này.
Ngoài lực lượng Hải quan, Công an huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp đã phát hiện và bắt quả tang vụ vận chuyển đường cát lậu với 6 đối tượng, mỗi đối tượng vận chuyển 3 bao đường đang đưa từ biên giới vào nội địa. Các đối tượng khai nhận tại cơ quan Công an rằng đang vận chuyển số đường cát trên từ biên giới Việt Nam – Campuchia về Cao Lãnh để tiêu thụ thì bị phát hiện, bắt giữ.
Nếu thời gian trước tại biên giới Long An, Tây Ninh, các đối tượng chủ yếu vận chuyển thuốc lá ngoại, rượu ngoại nhập lậu thì hiện nay đã “bổ sung” thêm mặt hàng đường kết tinh. Cuối tháng 5, lực lượng chống buôn lậu - Công an huyện Đức Hòa, Long An trong lúc tuần tra kiểm soát trên tỉnh lộ 825, thị trấn Hậu Nghĩa đã phát hiện hai xe ô tô tải mang BKS 51C-221.40 do đối tượng Trịnh Hải Đăng (sinh năm 1986, ngụ khóm 3, phường 1, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng) điều khiển và xe tải BKS 51C- 383.31 do Nguyễn Thanh Bảo Anh (sinh năm 1992, ngụ huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận) điều khiển. Qua kiểm tra, lực lượng làm nhiệm vụ phát hiện trên hai xe chở 10 tấn đường cát có xuất xứ từ Thái Lan, là hàng hóa nhập lậu, không có hóa đơn chứng từ hợp lệ. Hai đối tượng trên khai nhận đang vận chuyển thuê cho 1 đối tượng ở TP.HCM đi từ cửa khẩu Tho Mo, huyện Đức Huệ để lấy tiền công. Tại khu vực biên giới Mộc Hoá, Long An, trong tháng 5 vừa qua, Công an huyện Mộc Hoá cũng đã bắt giữ các đối tượng vận chuyển đường lậu bằng… xe tải. Đó là Nguyễn Trường Thông và Nguyễn Phương Tài, cùng ngụ ở phường 2, thị xã Kiến Tường, ngoài việc chở 1.200 bao thuốc lá ngoại, tân dược, 2 đối tượng này còn chở thêm 25 bao đường cát hiệu Campodia White sugar loại 50kg; và Lư Quốc Thái, ngụ ở phường 2, thị xã Kiến Tường dùng xe tải chở 30 bao đường cát hiệu Campodia White sugar loại 50kg. Tại cơ quan Công an, các đối tượng khai nhận tất cả hàng hoá trên đều không rõ nguồn gốc và được một người không quen thuê chở về TP.HCM để tiêu thụ.
Tại Tây Ninh, từ đầu năm đến nay, các cơ quan chức năng của tỉnh đã kiểm tra, bắt giữ gần 20 tấn đường kết tinh nhập lậu qua biên giới. Nhiều vụ có số lượng lớn như vụ trong tháng 4, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Tây Ninh bắt giữ Nguyễn Hoài Phương, sinh năm 1976, ngụ xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi, TP.HCM đang vận chuyển 32 bao (tương đương 1,6 tấn) đường cát Thái Lan từ cửa khẩu Mộc Bài về hướng TP.HCM. Phương khai nhận bắt đầu đi buôn lậu đường từ giữa tháng 3 và cho đến khi bị bắt giữ đã mua và vận chuyển trót lọt 577 bao (tương đương 28,850 tấn) đường cát Thái Lan về TP.HCM bán kiếm lời. Cũng trong thời gian này, Công an tỉnh Tây Ninh tiến hành kiểm tra xe ô tô tải BKS 70K-2996 do Trần Hoàng Thịnh điều khiển, phát hiện 41 bao đường cát Thái Lan nhập lậu với trọng lượng 2.050kg. Qua đấu tranh, Thịnh khai nhận, số hàng trên là của một số đối tượng góp vốn để mua rồi đem cất giữ tại kho, sử dụng các bao đường cát do Việt Nam sản xuất để đóng gói nhằm trốn tránh sự kiểm tra của các lực lượng chức năng, sau đó mang đi TP. HCM tiêu thụ.
Buôn lậu đường vẫn tiếp tục hoành hành trên biên giới và có xu hướng mở rộng địa bàn hoạt động đã khiến các cơ quan chức năng phải đau đầu tìm cách bắt giữ. Số lượng đường lậu thực tế bị bắt giữ vẫn còn khiêm tốn với số lượng vận chuyển trót lọt vào nội địa. Vì sao người tiêu dùng Việt Nam vẫn chuộng đường kết tinh của Thái Lan trong khi đường do các nhà máy sản xuất trong nước vẫn tồn kho, người trồng mía vẫn kêu trời vì lỗ? Câu hỏi đã được đặt ra từ rất nhiều năm nay nhưng vẫn chưa có câu trả lời! Trong khi đó, buôn lậu đường vẫn còn đất sống!