Điều 19 và Điều 22 Luật Hải quan hiện hành quy định về hồ sơ hải quan,Đơngiảnhóahồsơhảbảng xếp hạng uzbekistan super league thời hạn công chức hải quan kiểm tra thực tế hàng hoá. Theo đó, 5 loại chứng từ bắt buộc phải có trong hồ sơ khai hải quan gồm: Tờ khai, hóa đơn thương mại, hợp đồng mua bán, giấy phép XK, NK (nếu có) và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, trong thực tế cơ quan Hải quan chỉ cần đầy đủ các chứng từ trên trong một số trường hợp cần thiết. Ngoài ra Luật chưa quy định cụ thể thời hạn công chức hải quan kiểm tra hồ sơ hải quan nên dễ dẫn đến tùy tiện gây khó khăn cho người khai hải quan.
Để giảm bớt giấy tờ phải nộp không cần thiết cho cá nhân, tổ chức khi làm thủ tục hải quan, tại Điều 24 dự thảo Luật đã đưa ra quy định chung thống nhất về hồ sơ hải quan theo hướng chỉ có tờ khai hải quan là chứng từ bắt buộc phải có, quy định trường hợp cụ thể theo yêu cầu của pháp luật có liên quan (Luật Thương mại, Luật Bảo vệ môi trường…). Khi đó hồ sơ hải quan đối với những trường hợp này phải có hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải hoặc hợp đồng mua bán hoặc giấy phép hoặc kết quả kiểm tra chuyên ngành.
Theo ban soạn thảo, dự thảo Luật Hải quan sửa đổi cơ bản giữ nguyên quy định về hồ sơ hải quan như Luật hiện hành, bỏ “hợp đồng mua bán hàng hóa” là chứng từ đương nhiên phải nộp trong mọi trường hợp; quy định cụ thể “Văn bản thông báo kết quả kiểm tra hoặc miễn kiểm tra đối với hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật” là chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, bổ sung quy định “Việc khai báo, kiểm tra hồ sơ hải quan theo cơ chế một cửa quốc gia do Chính phủ quy định” để tạo cơ sở pháp lý thực hiện Cơ chế hải quan một cửa quốc gia.
Tham khảo Công ước Kyoto sửa đổi cho thấy, theo các chuẩn mực 3.11 đến 3.19 Phụ lục tổng quát thì khi làm thủ tục hải quan người khai hải quan phải nộp Tờ khai hải quan và các chứng từ hỗ trợ tờ khai. Tại Chuẩn mực 3.12 Phụ lục tổng quát: Thông tin trên tờ khai được giới hạn ở mức vừa đủ cho cơ quan Hải quan tính và thu thuế, thu thập số liệu thống kê và áp dụng Luật Hải quan.
Chuẩn mực 3.16 Phụ lục tổng quát: Để xác minh tờ khai hàng hoá Hải quan chỉ yêu cầu những chứng từ nào cần thiết cho việc kiểm tra thương vụ và bảo đảm việc thi hành pháp luật hải quan. Chuẩn mực 3.18 Phụ lục Tổng quát: Cơ quan Hải quan phải cho phép nộp các chứng từ đi kèm bằng phương tiện điện tử.
Về thời hạn nộp hồ sơ hải quan, xác định thủ tục hải quan được thực hiện chủ yếu bằng phương thức điện tử, bắt đầu từ việc khai hải quan, tạo cơ sở pháp lý ứng dụng công nghệ thông tin ở mức cao trong quản lý hải quan, tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động XNK phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ hải quan quốc tế. Dự thảo quy định cụ thể thời hạn nộp hồ sơ hải quan để ngăn chăn gian lận thương mại.
Về nguyên tắc, hồ sơ hải quan phải nộp đúng quy định, riêng đối với các chứng từ khác thuộc hồ sơ hải quan: Dự thảo Luật quy định phải nộp các chứng từ khác kèm tờ khai hải quan trong thời gian quy định (7 ngày). Theo đánh giá của ban soạn thảo thực hiện theo quy định này sẽ tạo thuận lợi cho DN, chỉ khi cơ quan Hải quan kiểm tra, yêu cầu DN mới phải nộp chứng từ thuộc hồ sơ hải quan.
Quy định về hồ sơ hải quan tại luật hải quan 1 số nước Luật Hải quan Hàn Quốc (Điều 245) quy định:Khi người khai tiến hành khai báo tờ khai XK, NK hoặc trả lại như quy định của Điều 241 hoặc 244, người khai đó sẽ phải nộp các chứng từ theo quy định của Nghị định Tổng thống ngoài các dữ liệu để tính thuế. Trong trường hợp khi người khai được miễn nộp chứng từ hoặc cho phép nộp sau khi khai báo NK được chấp nhận, nếu cán bộ hải quan nhận thấy cần thiết và yêu cầu người khai nộp sổ sách hoặc các chứng từ liên quan khác như đã quy định bởi Tổng cục trưởng Hải quan Hàn Quốc, người khai sẽ phải thực hiện như yêu cầu. Luật Hải quan Malaysia (Mục 100) quy định:Khi được cán bộ hải quan chuyên trách yêu cầu, nhà NK hoặc nhà XK của bất cứ hàng hóa nào hoặc đại lý của mình sẽ nộp cho cán bộ hải quan đó tất cả hóa đơn, vận đơn, giấy chứng nhận xuất xứ hoặc chứng nhận phân tích và bất cứ giấy tờ nào khác để cán bộ hải quan đó kiểm tra tính chính xác của bất cứ việc khai báo nào được thực hiện bởi nhà NK hoặc XK đó với bất cứ cán bộ hải quan nào và cán bộ hải quan có thể giữ bất cứ hóa đơn, vận đơn, chứng nhận xuất xứ hay chứng nhận phân tích hoặc các giấy tờ khác Hải quan Nhật Bản: Hồ sơ hải quan gồm:Tờ khai hải quan và các chứng từ: hóa đơn, các chứng từ cần thiết cho việc tính thuế (hợp đồng, vận đơn…) và giấy phép (nếu yêu cầu). Tại thời điểm gửi thông tin khai, người khai hải quan chỉ gửi tờ khai (trong một số trường hợp, khai thông tin hóa đơn trước khi khai hải quan), không phải gửi các chứng từ hỗ trợ. Khi có yêu cầu kiểm tra hồ sơ hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa, người khai hải quan phải xuất trình các chứng từ hỗ trợ để cơ quan Hải quan kiểm tra. Đối với các lô hàng miễn kiểm tra, sau khi thông quan 3 ngày người khai hải quan phải nộp các chứng từ. Hàng hóa NK qua đường hàng không dưới 10.000 yên (tương đương 120 USD) được miễn thuế, hàng XNK trị giá từ 200.000 yên trở xuống được khai tờ khai đơn giản. |
Công ty tư vấn VFAM Việt Nam:Dự thảo Luật cần quy định cụ thể hơn trường hợp nào phải nộp thêm những chứng từ như: Hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, hợp đồng mua bán hàng hóa, giấy phép XNK hoặc văn bản thông báo kết quả kiểm tra hoặc miễn kiểm tra chuyên ngành… Cần có quy định luôn trong luật, không nên chuyển cho Chính phủ và Bộ Tài chính quy định như trong dự thảo. Văn phòng Luật sư Đào và Cộng sự:Thực tế, khi tiến hành kiểm tra hồ sơ hải quan, cơ quan Hải quan thường xuyên yêu cầu người khai hải quan phải xuất trình được các chứng từ gốc và có dấu tươi, văn bản hoặc chỉ thị thư về việc giao nguyên liệu, sản phẩm. Tuy nhiên, với hệ thống thông tin phát triển như hiện nay, khi ký kết hợp đồng gia công, trước khi giao nguyên liệu, sản phẩm các bên thường chỉ thông báo cho phía bên kia về việc giao hàng và chỉ cần chờ bên kia hồi âm xác nhận qua email nên không thể có chứng từ gốc và dấu tươi. Do đó, cơ quan Hải quan chỉ cần quản lý chính xác nguyên liệu thực tế NK và sản phẩm thực tế NK của DN gia công là đủ. Nếu Hải quan xét thấy vẫn cần thiết phải nắm được thông tin này thì nên yêu cầu các DN có văn bản giải trình có ý kiến đóng dấu và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Các chứng từ do phía nước ngoài phát hành và chuyển qua đường email, Hải quan có thể yêu cầu DN ký tên, đóng dấu chịu trách nhiệm về nguồn gốc xác thực của chứng từ. Hiệp hội DN Logistics Việt Nam:Dự thảo Luật cần kéo dài hiệu lực của tờ khai hải quan bằng với thời điểm được phép làm thủ tục trước khi hàng về là 30 ngày, đồng thời cho phép người khai hải quan được phép chậm nộp chứng từ gốc trong thời hạn 30 ngày. Bên cạnh đó, dự thảo Luật cũng cần làm rõ các chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan phải nộp trong 7 ngày trong khi hàng thuộc diện miễn kiểm tra hồ sơ hải quan. Hiệp hội chủ hàng:Cần quy định thời hạn nộp hồ sơ hải quan đối với hàng hóa XNK chậm nhất là 4 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh vì trên thực tế thời gian đóng máng rất gần thời gian chuyển hàng đi của phương tiện vận tải. Công ty DHL-VNPT:quy định về hồ sơ hải quan cần tách riêng hàng hóa XK bằng đường biển và đường không vì thời hạn nộp hồ sơ đối với đường hàng không cần phải ngắn hơn. T.Tr(ghi)
Thu Trang