您的当前位置:首页 > Cúp C1 > 【pháp vs thụy sĩ】Những kết quả nổi bật từ Phiên họp của Uỷ ban Kỹ thuật thường trực WCO 正文

【pháp vs thụy sĩ】Những kết quả nổi bật từ Phiên họp của Uỷ ban Kỹ thuật thường trực WCO

时间:2025-01-10 16:36:59 来源:网络整理 编辑:Cúp C1

核心提示

Đại diện Hải quan Việt Nam tại WCO được bầu làm Chủ tịch Uỷ ban Kỹ thuật thường trực Phiên họp Ủy ba pháp vs thụy sĩ

Đại diện Hải quan Việt Nam tại WCO được bầu làm Chủ tịch Uỷ ban Kỹ thuật thường trực Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam

TheữngkếtquảnổibậttừPhiênhọpcủaUỷbanKỹthuậtthườngtrựpháp vs thụy sĩo đó, với sự tham gia tích cực và trao đổi, thảo luận hiệu quả của các đại biểu về việc triển khai Khung tiêu chuẩn thương mại điện tử, ghi nhận tiến bộ trong quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới của các thành viên.

Đồng thời đánh giá cao kết quả Hội nghị chuyên đề WCO về việc loại bỏ hàng giả khỏi thương mại điện tử, nhấn mạnh nhu cầu hợp tác với các đối tác, nâng cao hiệu quả, an ninh và tính bền vững của thương mại xuyên biên giới… phiên họp PTC 245/246 đã đạt được những kết quả quan trọng.

Cụ thể, đối với nội dung kết nối một cửa, phiên họp PTC 245/246 đã cập nhật và ghi nhận các kết quả đạt được của Nhóm làm việc một cửa về sửa đổi Bản tổng hợp một cửa, phản ánh những tiến bộ trong việc hợp lý hóa các quy trình, thúc đẩy hợp tác liên ngành và áp dụng các công nghệ mới.

Toàn thể phiên họp PTC 245/246. Ảnh: WCO
Toàn thể phiên họp PTC 245/246. Ảnh: WCO

Đối với tiến độ của dự án Hải quan thông minhcũng được bàn thảo, tập trung vào việc thúc đẩy áp dụng các công nghệ tiên tiến nhằm giảm khoảng cách số hoá giữa các thành viên và khuyến khích các thành viên tiếp tục tham gia vào các giai đoạn tiếp theo của dự án.

Đối với sáng kiến Hải quan xanh, các đại biểu đã ghi nhận những tiến bộ trong việc triển khai Kế hoạch hành động Hải quan xanh (GCAP), bao gồm các hoạt động kiểm soát vận chuyển rác thải, hội thảo về rác thải nhựa và cập nhật Hệ thống mã hóa và mô tả hàng hóa hài hòa (HS), thể hiện những nỗ lực mạnh mẽ của WCO cho mục tiêu bền vững toàn cầu.

Tuy nhiên, PTC cũng nhấn mạnh những khó khăn nội tại trong việc triển khai GCAP do thiếu nguồn lực và tài chính, đồng thời kêu gọi các thành viên và cơ quan đối tác tiếp tục hỗ trợ WCO trong nỗ lực thực hiện các mục tiêu này.

Liên quan đến chủ đề Kết nối Hải quan toàn cầu, phiên họp PTC 245/246 cũng đạt được các kết quả nhất định đối với việc trao đổi cập nhật về nghiên cứu khả thi pháp lý cho Nền tảng trao đổi dữ liệu hải quan (CDEP), nhằm mục đích tăng cường quản lý rủi ro và đảm bảo số thu thông qua trao đổi dữ liệu tự động. Đồng thời giải quyết các khía cạnh pháp lý quan trọng như quyền sở hữu dữ liệu, an ninh mạng và quyền riêng tư.

Đối với chủ đề này, các đại biểu đã thảo luận, rà soát và đánh giá cao các kết quả của Nghiên cứu khả thi đang được thực hiện về Khung kết nối Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O), nêu bật việc đặt mục tiêu và xây dựng tiến trình hướng tới thương mại toàn cầu liền mạch.

Tiếp nối kết quả từ phiên họp trước, PTC cũng đã thông qua Hướng dẫn sửa đổi về Hợp tác giữa cơ quan Hải quan và cơ quan Cảng vụnhằm giải quyết các thách thức như container bị bỏ rơi không được khai báo và cải thiện thuận lợi hóa thương mại với nhiều ý kiến ​​đóng góp tích cực tại phiên họp từ các đối tác khu vực tư nhân.

Bà Nguyễn Thị Vĩnh Hoài, Chủ tịch PTC “gõ búa” tuyên bố kết thúc phiên họp PTC 256/246 (Ảnh: Baralee Ratnapinda- Hải quan Thái Lan)

Bà Nguyễn Thị Vĩnh Hoài, Chủ tịch PTC “gõ búa” tuyên bố kết thúc phiên họp PTC 256/246. (Ảnh: Baralee Ratnapinda- Hải quan Thái Lan)

Các cuộc thảo luận về Hướng dẫn thực hành của WCO liên quan đến các khu vực tự do tập trung vào việc mở rộng các Chương trình doanh nghiệp ưu tiên (AEO) và tăng cường kiểm soát hải quan, nhấn mạnh sự cần thiết phải điều chỉnh các thông lệ hải quan để phù hợp với động lực thương mại đang phát triển.

Liên quan đến vai trò của cơ quan Hải quan trong cứu trợ thiên tai cũng được thảo luận tại phiên họp PTC 245/246. Đại biểu đến từ các đơn vị thành viên đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển các loại thuốc và vắc xin thiết yếu trong các cuộc khủng hoảng cũng như nhấn mạnh quy trình thủ tục, hệ thống sẵn sàng cho viện trợ nhân đạo trong bối cảnh toàn cầu nhiều biến động hiện nay.

Ngoài ra, phiên họp PTC 245/246 cũng đã tổ chức một phiên thảo luận chuyên sâu trong khuôn khổ triển khai Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại của WTO (TFA WTO), với sự tham gia của các diễn giả nhiều kinh nghiệm từ Hải quan Việt Nam, Cameroon, Peru, và Chương trình Tạo thuận lợi thương mại toàn cầu của WCO-SECO về chủ đề thúc đẩy hợp tác giữa Hải quan và các đối tác khác ở cấp độ quốc gia trong việc thực hiện các hoạt động của Uỷ ban Quốc gia về tạo thuận lợi thương mại (NCTF).

Các kinh nghiệm thực tiễn, thông lệ tốt cũng như các khó khăn trong quá trình triển khai NCTF được các diễn giả và thành viên trao đổi, chia sẻ, cho thấy tầm quan trọng của việc tăng cường thúc đẩy quan hệ đối tác giữa cơ quan Hải quan và các bên liên quan trong triển khai hoạt động này.

Phiên họp PTC 245/246 cũng cập nhật các hoạt động mới nhất liên quan đến Nghiên cứu giải phóng thời gian (TRS), đo lường tính hiệu quả của các thủ tục tại biên giới.

Các cập nhật bao gồm việc tìm kiếm nguồn tài trợ thay thế cho Hệ thống cơ sở dữ liệu TRS và các tiến bộ trong Hướng dẫn TRS, nêu bật cam kết của WCO trong việc nâng cao hiệu quả hải quan thông qua phân tích dựa trên dữ liệu và hợp tác liên cơ quan.

Tại phiên họp PTC 245/246, bà Angela Ellard, Phó Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nhấn mạnh vai trò quan trọng của cơ quan Hải quan trong việc giải quyết các thách thức thương mại toàn cầu đang gia tăng.

Để thực hiện tốt vai trò này, bà Angela Ellard đặc biệt nhấn mạnh sự hợp tác sâu sắc và lâu dài giữa WTO và WCO, sự phối hợp giữa hai tổ chức trong việc thực hiện TFA WTO, bao gồm thúc đẩy Hải quan số và đạt được các mục tiêu phát triển bền vững thông qua sáng kiến ​​Hải quan xanh.

Phó Tổng Giám đốc WTO cũng đánh giá cao vai trò quan trọng các công cụ của WCO như Hệ thống HS và Mô hình dữ liệu WCO trong việc định hình các chính sách của WTO.

Đặc biệt là trong thương mại số và các thủ tục một cửa, chính thức hóa và tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thương mại điện tử, khả năng phục hồi chuỗi cung ứng và hội nhập của các DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) vào thương mại toàn cầu.