您的当前位置:首页 > Thể thao > 【inter vs torino】Cựu trưởng Ban giải phóng mặt bằng mang tiền đền bù cho vay ‘vung vít’ 正文

【inter vs torino】Cựu trưởng Ban giải phóng mặt bằng mang tiền đền bù cho vay ‘vung vít’

时间:2025-01-25 06:17:40 来源:网络整理 编辑:Thể thao

核心提示

Ngày 2/6, TAND TP.HCM mở phiên xét xử sơ thẩm đối với các bị cáo Lê Thị Minh Hiền (43 tuổi, cựu Giám inter vs torino

Ngày 2/6,ựutrưởngBangiảiphóngmặtbằngmangtiềnđềnbùchovayvungvíinter vs torino TAND TP.HCM mở phiên xét xử sơ thẩm đối với các bị cáo Lê Thị Minh Hiền (43 tuổi, cựu Giám đốc ngân hàng Dầu khí Toàn Cầu chi nhánh TP.HCM - GPBank TP.HCM), Nghiêm Tiến Sỹ (cựu phó Tổng giám đốc GPBank TP.HCM) cùng về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”

Bị cáo Lê Quốc Cường (60 tuổi, cựu Trưởng ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận 1) về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ”. 

Theo điều tra, trong thời gian từ tháng 10/2009 đến 15/7/2010, Hiền nhiều lần chỉ đạo cấp dưới lấy tiền quỹ cho bị cáo tạm ứng cá nhân. Thời gian đầu, Hiền trả lại tiền vào quỹ, nhưng về sau việc bù quỹ thưa dần. Đến ngày kiểm quỹ, ngân hàng phát hiện số tiền thâm hụt lên tới gần 10,5 tỷ.

{ keywords}
Các bị cáo tại tòa

Đúng thời gian này, Ban bồi thường GPMB quận 1 (sau đây gọi là Ban bồi thường) mở nhiều tài khoản tiền gửi tại GPBank TP.HCM để thực hiện đền bù giải tỏa cho các tổ chức, cá nhân, trong đó có 4 tài khoản có tổng số dư hơn 10,7 tỷ đồng.

Do thường xuyên làm việc, giữa Hiền và Lê Quốc Cường có mối quan hệ quen biết nên Hiền gặp Cường đề nghị đứng ra vay 10,5 tỷ tại GP Bank TP.HCM giúp trong 7 ngày.

Ngày 20/7/2010, Hiền đến ngân hàng Agribank Chợ Lớn đề nghị cho công ty TNHH Cường Nguyễn (do Nguyễn Quốc Cường - bạn của Hiền làm giám đốc) vay 10,5 tỷ đồng và tài sản đảm bảo là số tiền này tại tài khoản tiền gửi của Ban bồi thường mở tại ngân hàng Agribank Chợ Lớn.

Sau khi Cường gửi giấy đề nghị chuyển tiền, Ban giám đốc GP Bank cho rút từ 4 tài khoản của Ban bồi thường hơn 10,7 tỷ, để chuyển qua Agribank Chợ Lớn, nhưng thực chất chỉ thao tác trên chứng từ và chỉ có 279,7 triệu tiền mặt được chuyển đến.

Về phía Agribank Chợ Lớn có làm thủ tục nhận trên giấy tờ số tiền 10,5 tỷ này và giải ngân cho công ty Cường Nguyễn, nhưng đây cũng chỉ là thao tác trên giấy tờ, thực tế không có đồng tiền mặt nào được giao dịch.

Sau 7 ngày ký, Lê Quốc Cường nhận được thông báo của GP Bank TP.HCM đã được tất toán bằng 0 và thông báo của Agribank Chợ Lớn về việc thu hồi khoản bảo lãnh vay nợ thay cho Công ty Nguyễn Quốc Cường.

Lê Quốc Cường đã nhiều lần đề nghị Hiền trả lại 10,5 tỷ đồng cho Ban bồi thường, nhưng bà này hết khả năng thanh toán, buộc Cường phải móc tiền túi hơn 5 tỷ đồng nộp vào số tiền bị thâm hụt.

Sự việc chỉ vỡ lở khi tháng 9/2015, Cường và Huỳnh Thị Cúc (49 tuổi, nguyên Thủ quỹ Ban bồi thường) bị đưa ra xét xử vì hành vi để ngoài sổ sách 700 triệu tiền lãi phát sinh dùng để chi trợ cấp cho cán bộ công nhân viên của Ban đi du lịch, chi thưởng Tết...

Tại phiên tòa này, bất ngờ Cường “tố” hành vi lừa đảo của Lê Thị Minh Hiền nên HĐXX đã hoãn phiên tòa, đề nghị làm rõ vai trò của Hiền.

Đến năm 2016, Hiền bị bắt và khởi tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Tiến hành điều tra lại, cơ quan điều tra nhận thấy hành vi của Nghiêm Tiến Sỹ có yếu tố đồng phạm với bị cáo Hiền nên đã khởi tố bị cáo này về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Dự kiến phiên xét xử sẽ diễn ra trong 2 ngày.

14 năm tù cho đại gia Hà Nội lừa đảo, trốn nã 7 năm

14 năm tù cho đại gia Hà Nội lừa đảo, trốn nã 7 năm

Lừa đảo 20 người, chiếm đoạt tiền tỷ, đại gia Hà Nội trốn nã 7 năm, vừa phải nhận án tù.