Đây là một trong các đề xuất của Ủy ban Kinh tế về giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế trong những tháng còn lại của năm 2015,ĐềnghịraLuậthoặcNghịquyếtvềcổphầnhóadoanhnghiệpnhànướreims vs strasbourg được Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu trình bày tại phiên họp của UBTVQH sáng 15/5.
Năm 2015: Nhiều khả năng vượt chỉ tiêu tăng trưởng GDP 6,2%
Đánh giá về tình hình kinh tế các tháng đầu năm, Ủy ban Kinh tế cho rằng đã có sự phục hồi rõ rệt với nhiều chỉ số lạc quan như tăng trưởng cao, lạm phát thấp, thu ngân sách tăng khá…
Với nhiều diễn biến thuận lợi và nếu lãi suất, giá dầu, giá lương thực không tăng đột biến, đa số các ý kiến trong Ủy ban Kinh tế đều cho rằng nhiều khả năng sẽ vượt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2015 là 6,2% và thực hiện được các chỉ tiêu mà Nghị quyết của Quốc hội đã đề ra.
Tuy nhiên, báo cáo của Ủy ban cũng nêu ra những khó khăn cần được giải quyết, đó là tăng trưởng chưa thực sự bền vững do tác động về giá dầu thô ở mức thấp. Tăng trưởng quý I do yếu tố chính là đóng góp của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và khai khoáng (khai thác dầu thô, than đá), trong khi đó mức tăng trưởng của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ở mức thấp.
Nhiều chính sách hỗ trợ còn chậm chạp
Một số chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, đóng tàu đánh bắt thủy sản, nhà ở cho người thu nhập thấp... triển khai chậm, gặp nhiều vướng mắc, chưa đáp ứng được mong mỏi của người dân.
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, kết quả triển khai Nghị định 67/NĐ-CP không đáp ứng được yêu cầu chung. Sau 8 tháng thực hiện, đến nay mới có 22/28 tỉnh, thành phố ven biển phê duyệt xong danh sách ngư dân đủ điều kiện vay vốn đóng mới và nâng cấp tàu cá, với gần 700 phương tiện. Hay gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng của Chính phủ về hỗ trợ nhà ở cho người thu nhập thấp đã bước sang năm thứ 3, nhưng tiến độ giải ngân mới đạt trên 20% trong khi thời gian chỉ còn hơn 1 năm.
Một số ý kiến cũng lo ngại về xu hướng nhập siêu lớn trong những tháng đầu năm 2015, 4 tháng đã nhập siêu 3 tỷ USD tương đương khoảng 6% tổng kim ngạch xuất khẩu, cao hơn so với chỉ tiêu Quốc hội là 5%. Xuất khẩu năm 2015 dự báo sẽ khó khăn hơn, dẫn đến thâm hụt thương mại trong năm 2015 ở mức cao.
Tháo gỡ vướng mắc pháp lý cho chủ nợ
Đề xuất các giải pháp trong thời gian tới, báo cáo đề nghị hoàn thiện hệ thống chính sách nhằm xác định đúng giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát DNNN; đẩy mạnh thoái vốn khỏi những ngành, lĩnh vực mà nhà nước không cần nắm giữ, giảm tỷ lệ vốn nhà nước trong các doanh nghiệp mà nhà nước không cần giữ chi phối, cổ phần hóa DNNN cần bám sát nguyên tắc thị trường và định hướng thị trường.
Nghiên cứu, xem xét để trình Quốc hội ban hành Luật hoặc Nghị quyết riêng về cổ phần hóa DNNN để bảo đảm hiệu quả của quá trình cổ phần hóa, tăng cường giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Tháo gỡ các vướng mắc về thủ tục tư pháp nhằm bảo đảm quyền lợi chính đáng của chủ nợ, góp phần đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, nợ đọng xây dựng cơ bản theo Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ.
Xây dựng cẩm nang tuyên truyền và hướng dẫn hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập, nhất là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam tham gia ký kết với các quốc gia./.
H.Y