【bong da laliga hom nay】Cần đầu tư 90.260 tỷ đồng để mỗi năm giảm 1,5 triệu người nghèo

Ngoại Hạng Anh 2025-01-10 15:26:54 4936
Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung báo cáo tại phiên họp (Ảnh Quochoi.vn).

Chiều 13/7,ầnđầutưtỷđồngđểmỗinămgiảmtriệungườinghèbong da laliga hom nay Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét về đề xuất chủ trương đầu tưChương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo và An sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021-2025 của Chính phủ.

Phấn đấu giảm 1,5 triệu người nghèo/năm

Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung cho biết Chương trình được thực hiện trên phạm vi cả nước; khuyến khích các địa phương vận dụng các chính sách, cơ chế giảm nghèo và an sinh xã hội đặc thù áp dụng cho các đối tượng trên địa bàn bằng nguồn lực của địa phương. 

Trong nhiều chỉ tiêu chủ yếu cần đạt được đến năm 2025, Chính phủ xác định phấn đấu giảm 1/2 số hộ nghèo so với đầu kỳ, giảm 1,5 triệu người nghèo/năm theo tiêu chí nghèo đa chiều của quốc gia. Thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình tham gia dự ánhỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, mô hình giảm nghèo tăng 20%- 25%/năm; bình quân mỗi năm có 500 nghìn hộ gia đình tham gia dự án, mô hình giảm nghèo.

90% hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu được tiếp cận sử dụng các dịch vụ viễn thông, internet; 95% các hộ gia đình sinh sống địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được tiếp cận thông tin về chính sách, pháp luật giảm nghèo và kiến thức, kỹ năng, mô hình giảm nghèo hiệu quả thông qua các hình thức xuất bản phẩm, sản phẩm truyền thông.

Một số chỉ tiêu đáng chú ý khác của chương trình là  tỷ lệ thất nghiệp dưới 3%; tỷ lệ thiếu việc làm nhỏ hơn 1,89%. Tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội: 45%; tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp 35%...

Bộ trưởng Dung cũng cho biết tổng kinh phí thực hiện Chương trình là 90.260 tỷ đồng. Gồm ngân sách trung ương 50.000  tỷ đồng (vốn đầu tư tối thiểu: 20.000 tỷ đồng, vốn sự nghiệp: 30.000 tỷ đồng). Ngân sách địa phương: 21.760 tỷ đồng (vốn đầu tư: 10.350 tỷ đồng, vốn sự nghiệp: 11.410 tỷ đồng).  Huy động hợp pháp khác: 18.500 tỷ đồng (vốn đầu tư: 11.000 tỷ đồng, vốn sự nghiệp: 7.500 tỷ đồng).

Áp lực rất lớn cho việc cân đối ngân sách nhà nước

Thẩm tra đề xuất của Chính phủ, Uỷ ban Về các vấn đề xã hội cơ bản tán thành với sự cần thiết xây dựng Chương trình nhưng nghị tên của Chương trình là “CTMTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025” để bảo đảm sự thống nhất với Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 10 năm 2021-2030.

Theo cơ quan thẩm tra, để giảm nghèo thực sự bền vững, đòi hỏi Chương trình trong giai đoạn 2021-2025 phải giảm tỷ lệ tái nghèo, tỷ lệ hộ nghèo phát sinh; ngoài việc giảm nghèo về thu nhập cần tập trung giải quyết các chiều thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản để đảm bảo hàng năm giảm 1-1,5% tỷ lệ nghèo đa chiều.

Điều đó đòi hỏi Chương trình cần có sự thay đổi về mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, các chỉ tiêu, các dự án, các giải pháp thoát nghèo bền vững như thông qua tạo việc làm cho người nghèo, đảm bảo mỗi hộ nghèo có ít nhất một việc làm bền vững, tạo điều kiện cho các hộ nghèo được tiếp cận với các chiều dịch vụ xã hội cơ bản thực sự bền vững để có thể vượt qua thiên tai, dịch bệnh như đại dịch Covid-19 đang diễn ra; dự báo kết quả duy trì các mục tiêu, chỉ tiêu, ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh sau khi Chương trình kết thúc để có thể đánh giá tính bền vững của Chương trình .

Liên quan đến nguồn vốn, cơ quan thẩm tra nêu rõ, Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách cho rằng, với yêu cầu về nguồn vốn của Chương trình cùng với 2 CTMTQG khác thì đây là một áp lực rất lớn cho việc cân đối ngân sách nhà nước .

Tuy nhiên, Ủy ban thẩm tra thống nhất bố trí đủ vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương cho Chương trình mà Chính phủ đã dự kiến trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là 20.000 tỷ đồng trên cơ sở đã bổ sung các nội dung bảo đảm thực hiện giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, các chiều thiếu hụt của dịch vụ xã hội cơ bản như nhà ở, dinh dưỡng, người nghèo không có khả năng lao động. Các nội dung “an sinh xã hội” được chuyển sang kế hoạch đầu tư công trung hạn cần được bố trí kinh phí đủ từ nguồn vốn đầu tư công trung hạn.

Sau thảo luận, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng nhất trí rí đủ vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương cho Chương trình mà Chính phủ đã dự kiến trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là 20.000 tỷ đồng.

Đề xuất về chương trình này sẽ được trình Quốc hội khoá XV xem xét, quyết định tại kỳ họp thứ nhất sẽ khai mạc ngày 20/7 tới.

本文地址:http://app.marimbapop.com/html/718a798676.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Kỳ vọng tăng trưởng nào cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025?

Tháo gỡ vướng mắc về công tác giải phóng mặt bằng nhiều dự án

Thành phố Hà Tiên từng bước xây dựng thương hiệu rượu nho rừng và mật nho rừng

Tạo bước đột phá cho giao thông vùng đồng bằng sông Cửu Long

Tạp chí Mỹ chọn Vịnh Hạ Long là điểm đến dành cho người tuổi Tý năm 2025

Quan tâm thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng

Tặng 60 phần quà túi an sinh cho hộ dân bị ảnh hưởng dịch Covid

Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, hợp tác quốc tế

友情链接