发布时间:2025-01-10 01:59:05 来源:88Point 作者:Cúp C1
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và ngân hàng có thể tiếp tục dẫn dắt thị trường tăng điểm | |
Chứng khoán tăng "nóng" thôi thúc các ngân hàng phát hành cổ phiếu để tăng vốn | |
Ngân hàng trước áp lực tăng vốn |
Nhóm Tài chính tăng mạnh nhất 24,5%, trong đó nhóm Ngân hàng đóng góp đến 9/10 cổ phiếu tác động mạnh nhất đến VNIndex là CTG, TCB, BID, VPB, MBB, STB, SSB, ACB và VIB. |
Hiện các ngân hàng đã đưa ra kế hoạch năm 2021 với kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận dự kiến đạt mức 20,8% và đặt kế hoạch tăng vốn trong năm 2021, chủ yếu đến từ nguồn trả cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành thêm. Ngoài ra, hoạt động tìm kiếm đối tác chiến lược hay ký kết hợp đồng hợp tác bảo hiểm độc quyền… cũng là một trong những động lực mạnh mẽ cho đà tăng giá của cổ phiếu ngân hàng.
Chẳng hạn, mới đây, thông tin ông Nguyễn Đức Thụy, Phó Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank đăng ký mua 32,54 triệu cổ phiếu LPB, dự kiến nâng sở hữu từ 1,895% lên 4,92%, tương đương hơn 52,9 triệu cổ phiếu đã giúp cổ phiếu LPB tăng mạnh, có phiên đạt trần.
Ngân hàng Quân đội (MB) đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chấp thuận tăng vốn điều lệ thêm tối đa hơn 9.795,6 tỷ đồng từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế theo phương án được đại hội cổ đông thông qua.
Tương tự, HĐQT HDBank cũng đã thông qua tăng vốn điều lệ năm 2021 qua chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 25% và phát hành 20 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn người lao động (ESOP).
ACB cũng thông báo 11/6 là ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức năm 2020 bằng cổ phiếu tỷ lệ 25%. Trước đó, ACB đã được chấp thuận tăng vốn bằng hình thức phát hành 540 triệu cổ phiếu để trả cổ tức, tương đương tỷ lệ 25%. Sau khi hoàn tất, vốn điều lệ của ACB sẽ tăng lên hơn 27.000 tỷ đồng.
Theo Trung tâm Phân tích Chứng khoán SSI – SSI Research, tăng trưởng lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết nói chung và ngân hàng nói riêng trong quý 2 dự kiến vẫn ở mức cao. Cùng với đó, xu hướng tăng vốn ở các nhóm ngành có vốn hóa lớn nhất là ngân hàng và bất động sản, bên cạnh động thái tương tự của các công ty chứng khoán giúp mở rộng dư địa cho vay ký quỹ sẽ là các chất xúc tác quan trọng giúp thị trường vượt qua các nhịp biến động ngắn hạn và tiếp tục đi lên.
Báo cáo của Công ty Chứng khoán BSC nhận định, giá cổ phiếu ngân hàng vẫn ở mức hấp dẫn có thể do tốc độ tăng trưởng cao giúp ngành ngân hàng được nhà đầu tư chấp nhận mặt bằng giá cao hơn.
Vì thế, BSC đã điều chỉnh giá mục tiêu cho năm 2021 của 15 ngân hàng. Trong đó, VCB được định giá cao nhất 135.000 đồng; VPB được định giá 90.100 đồng; TCB giá mục tiêu 71.500 đồng; CTG giá mục tiêu 69.500 đồng; BID giá mục tiêu 67.000 đồng; MBB giá mục tiêu 50.300 đồng... Với các mã còn lại như STB, ACB, SHB, HDB, BVB, OCB… tiềm năng tăng giá từ 20-38%.
Một chuyên gia tài chính nhận định, với triển vọng của nền kinh tế Việt Nam và vai trò của ngành ngân hàng, nhóm cổ phiếu ngân hàng sẽ còn nhiều cơ hội trong trung - dài hạn, nhất là các cổ phiếu ở nhóm vốn hóa vừa phải, có cơ hội phát triển nhanh trong những năm tới.
Về diễn biến giá cổ phiếu ngân hàng, trong tuần cuối tháng 5 và tuần đầu tháng 6, toàn bộ 27 mã chứng khoán trong nhóm ngân hàng đều tăng giá, nhiều mã tăng “dựng đứng” lên tới hàng chục %.
Chẳng hạn, trong tuần đầu tháng 6 từ 31/5 đến 4/6, trừ cổ phiếu NVB của Ngân hàng NCB giảm hơn 4%, thì các ngân hàng còn lại đều tăng giá. Mạnh nhất là cổ phiếu PGB của PGBank tăng tới hơn 34%, tiếp đến là cổ phiếu VBB của VietBank tăng gần 22%, cổ phiếu LPB của LienVietPostBank tăng 19,3%...
Tuy nhiên, sang đến 2 phiên đầu tuần này (7-8/6), cổ phiếu nhóm ngân hàng lại “đỏ lửa”. Nhưng theo nhiều nhận định, đây là nhịp điều chỉnh ngắn hạn khi thị trường vừa trải qua chuỗi tăng mạnh.
相关文章
随便看看