Trong văn phòng bé tẹo,ếSyriatảtơisaunămchiếbxh c3 châu âu bị che khuất bởi những đống xà phòng ô liu và những túi quả hồ trăn trong một gian hàng ở khu chợ chính của Damascus, anh Abu Abdallah kể cho phóng viên của tờ Financial Times về những khó khăn trong công việc kinh doanh ở đất nước Syria bị chiến tranh tàn phá.
Anh là chủ sở hữu một doanh nghiệp bán buôn thực phẩm, bán bơ từ sữa trâu lấy nguồn từ các trang trại nuôi cừu ở phía Đông đất nước – hiện giờ đã bị kiểm soát bởi lực lượng nhà nước hồi giáo Isis, than vãn rằng anh đang phải đối mặt với “áp lực từ mọi phía”.
“Từ chính phủ, các nhóm vũ trang, Isis và những tên tội phạm”, anh cho biết. “Đã từng có thời chỉ mất 6 giờ để đưa hàng hóa từ Deir Ezzor ở phía Đông, giờ đây phải mất 2 tuần và chi phí vận chuyển đã tăng 200 lần – chưa kể tất cả các lệ phí ‘lót tay’ phải trả cho những người có vũ trang trên đường đi”.
Sau hơn 5 năm nội chiến, gây ra cái chết của 250.000 người, khiến 5 triệu người sống lưu vong và buộc 7 triệu người khác phải tản cư, nền kinh tế giờ đây thực sự tơi tả.
Chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad đã mất quyền kiểm soát trên gần một nửa đất nước vào tay hàng loạt các nhóm vũ trang, trong đó có Isis.
Các nhà máy trong khu vực thuộc kiểm soát của chính phủ chưa bị phá hủy hoặc bị cướp phá đang chịu thiệt hại từ việc cắt điện hàng ngày và mất an toàn trên đường phố. Các nhóm vũ trang và lực lượng chính quyền đòi hối lộ của các tài xế xe tải ở các trạm kiểm soát trên khắp cả nước. Xuất khẩu dầu, một thời là trụ cột của nền kinh tế, đã bị mất cho nhà nước cai trị sau khi Isis tràn vào khu vực phía Đông vào năm 2014.
Các biện pháp trừng phạt quốc tế cũng khiến Syria phải trả giá đắt và đồng lira của nước này đã rơi tự do, từ 50 lira đổi 1 USD trước chiến tranh xuống 500 lira, đẩy giá tăng vọt và ném hàng triệu người vào cảnh nghèo đói.
“Có vấn đề lớn với mọi thứ, nhiên liệu, nguyên vật liệu thô, giao thông vận tải và lạm phát”, anh Iyad Betinjaneh, một doanh nhân ở Damascus sở hữu một tập đoàn gia đình chuyên xuất nhập khẩu sản phẩm thực phẩm cho biết. “Người dân đã cắt giảm tiêu dùng. Chúng tôi không thể xuất khẩu bất cứ sản phẩm nào của mình, một phần vì các lệnh trừng phạt”.
An Iyad Betinjaneh cho biết, công ty của anh bị buộc phải cắt giảm lao động từ 700 còn 450 người và đã không thể nào tiếp cận các nhà máy đóng gói thực phẩm ở các vùng nông thôn đã bị chiếm đóng bởi phiến quân bên ngoài Damascus.
Ông Samar al-Debs, Trưởng phòng Công nghiệp Damascus, ước tính rằng đầu ra của nhiều ngành đã giảm 50-60%. Ông phàn nàn rằng các lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu đã làm tăng chi phí nhập khẩu, vì các ngân hàng từ chối giao dịch với các tổ chức Syria.
“Với đồng USD, kể cả khi bạn có được nó, bạn cũng không thể dùng nó để trả cho nhập khẩu vì lệnh trừng phạt”, ông nói. “Chúng tôi cố gắng sử dụng các đồng tiền khác và giao thương với các quốc gia thân thiện như Nga, Iran và các quốc gia ở Đông Nam Á”.
Thực phẩm và thuốc men được miễn các biện pháp trừng phạt, nhưng các doanh nhân và các quan chức chính quyền nói rằng nhập khẩu chúng vẫn rất khó khăn, vì các ngân hàng quốc tế đang có biện pháp phòng ngừa để đảm bảo họ không vô tình chấp nhận các giao dịch liên quan đến chính phủ, hay các cá nhân đang bị trừng phạt.
“Các ngân hàng quốc tế đang tạo ra vùng tuân thủ an toàn cho họ”, ông Human Jazairi, cựu Bộ trưởng Kinh tế Syria cho biết. “Hàng hóa được xuất khẩu sang Syria đang bị từ chối hỗ trợ tín dụng và thậm chí là thanh toán quốc tế, vì vậy bạn không thể thanh toán ngay cả khi bạn có tiền”.
Ông nói thêm rằng các nhà nhập khẩu đang tham gia vào các mạng lưới không chính thức, khiến chi phí tăng khủng khiếp.
Những khó khăn được phản ánh trong sự khan hiếm một số loại thuốc, cô Ruba Mizra, một dược sĩ cho biết và nói thêm rằng ngành dược hiện nay đang dựa vào thuốc nhập lậu và nhập khẩu từ Iran và Ấn Độ.
"Thuốc chữa ung thư đang khan hiếm mặc dù chúng ta có được một số thuốc nhập lậu, có những vấn đề như với insulin, bởi vì nó phải được làm lạnh trong khi vận chuyển", cô nói.
Điều kiện càng khắc nghiệt hơn ở các vùng của quân phiến loạn. Phần lớn Aleppo, trước đây là một trung tâm kinh tế, đã bị phá hủy trong cuộc xung đột và 250.000 người đang bị mắc kẹt bởi một cuộc bao vây chính phủ ở khu phía đông của thành phố.
Ở chợ Damascus, các lời kêu ca nói chung là về giá cả và nghèo đói gia tăng.
Ông Jazairi ước tính rằng lạm phát đã tăng 400% kể từ năm 2011. Một nghiên cứu năm nay của IMF cho biết rằng trên khắp đất nước, hai phần ba số người Syria đang sống trong nghèo đói cùng cực - tăng từ khoảng 12% trước chiến tranh.
Chị Suha Qaddour - một bà mẹ ba con, nói chồng cô kiếm được một thu nhập khá từ cửa hàng sữa của mình, nhưng gia đình vẫn chỉ có thể đủ sống.
“Nếu tôi mua sắm đồ dùng cần thiết cho một đứa con trai trong tháng này, tôi phải đợi đến tháng sau để mua cho đứa khác”, cô nói. “Chúng tôi không còn có một tầng lớp trung lưu ở đây, chỉ còn là giàu hay nghèo”./.
Ngọc Trang (theo FT)