Kim ngạch xuất khẩu từ các thị trường mới gia tăng
Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu,ậndụngcơhộitừHiệpđịnhCPTPPđểthúcđẩyxuấtkhẩkết quả trận zenit Bộ Công thương cho biết, sau hơn 3 năm Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường các nước trong CPTPP thu về những kết quả khá ấn tượng, đặc biệt là các thị trường mới như Canada, Mexico, Peru. Bên cạnh những thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn như Mỹ, Trung Quốc, EU, các khu vực khác như Mỹ Latin hoặc khu vực châu Đại Dương cũng đều có kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng đạt mức hai con số.
Điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu, đó là sản phẩm thủy sản Việt Nam đang chiếm lĩnh thị trường các nước trong khối Hiệp định CPTPP.
Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), 10 thị trường thành viên trong khối CPTPP hiện đang chiếm trên 25% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Theo bà Lê Hằng - Phó Giám đốc Trung tâm VASEP.PRO, điểm rất đáng ghi nhận là xuất khẩu sang một số thị trường trong khối CPTPP đã có sự bứt phá rất mạnh mẽ trong 3 năm qua, có thể kể đến như Canada, Australia, Chile và Peru. Đây là những thị trường lần đầu tiên có tham gia FTA với Việt Nam là CPTPP.
Đáp ứng tốt quy tắc xuất xứNăm 2022, các hiệp định thương mại tự do, trong đó có Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ tiếp tục mở ra những ưu đãi về thuế quan. Nhờ đó, xuất khẩu tiếp tục được kỳ vọng là điểm sáng của nền kinh tế, đảm bảo việc làm cho người lao động và giúp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần chú trọng đến việc đảm bảo quy tắc xuất xứ hàng hóa để được hưởng lợi từ việc cắt giảm thuế. Theo cam kết, các nước CPTPP sẽ cắt giảm gần như 100% dòng thuế về 0% sau một thời gian nhất định. Đặc biệt, giày dép là một trong những ngành có mức cắt giảm thuế về 0% nhanh nhất, vì vậy sản phẩm này được kỳ vọng sẽ được hưởng nhiều lợi ích từ Hiệp định CPTPP. Hiện nay, giày dép là ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn hàng đầu của Việt Nam. |
Nếu như năm 2020, khi dịch Covid-19 khiến cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang đa số các thị trường đều bị sụt giảm, nhất là những thị trường lớn, thì xuất khẩu sang Canada, Chile, Peru, Australia đều ghi nhận mức tăng trưởng dương, trong đó sang Australia tăng 9%, Canada tăng 14%, Chile tăng 14% và Peru tăng 8%. Sang năm 2021, xuất khẩu thủy sản sang Australia tiếp tục tăng 17%, Canada tăng 15% và sang Mexico tăng tới 54% so với năm 2020.
“Điều này cho thấy, các doanh nghiệp đã biết tận dụng các ưu đãi thuế quan nhập khẩu để tạo ra được việc làm và thu nhập cho người lao động và tận dụng được công suất cho các nhà máy chế biến… Chúng tôi dự đoán xuất khẩu thủy sản sẽ tiếp tục gia tăng trong những năm tới, vì ngành công nghiệp chế biến thủy sản trong nước ngày càng phát triển với công nghệ chế biến sâu hiện đại, đội ngũ lao động tay nghề cao và với lợi thế về thuế quan nhập khẩu sau khi có các hiệp định EVFTA, CPTPP và các hiệp định khác” - bà Hằng chia sẻ.
Theo đại diện Cục Xuất nhập khẩu, khu vực thị trường CPTPP đạt được tăng trưởng xuất khẩu trong thời gian vừa qua hết sức ấn tượng. Khác với khu vực EU - thị trường đã có xuất khẩu tương đối truyền thống, thì khu vực CPTPP, đặc biệt là những nước châu Mỹ như thị trường Canada, Mexico, Peru là những thị trường tương đối mới và xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian vừa qua còn khiêm tốn, nhưng sau khi có Hiệp định CPTPP thì xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường này đã tăng đáng kể.
Doanh nghiệp tận dụng lợi thế thâm nhập thị trường
Đại diện Bộ Công thương cũng cho rằng, trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine ảnh hưởng đến hoạt động XNK sang thị trường các nước EU bị đứt gãy, để giữ đà tăng trưởng xuất khẩu, doanh nghiệp cần tận dụng lợi thế từ CPTPP.
Tuy nhiên, để thâm nhập thị trường khu vực CPTPP, theo chuyên gia kinh tế Phan Đức Hiếu - Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, vẫn còn không ít thách thức đặt ra. Cơ quan chức năng, Bộ Công thương cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm hiểu tiếp cận thị trường mới. Ông Hiếu cho rằng, Hiệp định CPTPP đã có hiệu lực được 3 năm, nhưng hiểu biết về hiệp định này vẫn còn rất khiêm tốn. Theo khảo sát, năm 2021 có 69% doanh nghiệp nghe nói, hoặc biết sơ bộ về CPTPP, 25% doanh nghiệp có tìm hiểu và đang tìm cơ hội thâm nhập thị trường.
Bà Nguyễn Cẩm Trang - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương cho hay, quy tắc xuất xứ của CPTPP để được hưởng ưu đãi thuế quan tương đối phức tạp và khác biệt so với các FTA khác, đòi hỏi doanh nghiệp có thời gian để tìm hiểu, điều chỉnh sản xuất. “Tỷ lệ sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) trong xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường các nước tham gia CPTPP chưa cao, do doanh nghiệp chưa chủ động được nguồn nguyên liệu cấu thành sản phẩm để đáp ứng quy tắc xuất xứ nhằm hưởng lợi từ ưu đãi thuế quan. Điển hình như hàng dệt may, da giày còn hạn chế về công nghiệp phụ trợ. Hàng nông sản, thủy sản đã có cải thiện về chất lượng và an toàn thực phẩm, nhưng chưa đồng đều, chưa đáp ứng tiêu chuẩn do nước nhập khẩu đặt ra” - bà Trang chỉ rõ.
Để nâng cao hiệu quả tận dụng CPTPP, giúp hàng Việt thâm nhập tốt hơn thị trường, bà Trang cho biết, Bộ Công thương sẽ tiếp tục tăng cường truyền thông, xúc tiến thương mại thị trường, định hướng cho doanh nghiệp trong kế hoạch sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh.
Bổ sung quy định về thuế xuất nhập khẩu ưu đãi CPTPP đối với PeruChính phủ vừa ban hành Nghị định 21/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2019/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định CPTPP giai đoạn 2019 - 2022, có hiệu lực từ ngày 10/3/2022. Trước đó, để triển khai thực hiện cam kết về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Việt Nam theo Hiệp định CPTPP, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 57/2019/NĐ-CP ngày 26/6/2019. Nghị định này áp dụng cho 6 nước thành viên đã phê chuẩn Hiệp định đến ngày 26/6/2019 gồm: Australia, Canada, Nhật Bản, Mexico, New Zealand, Singapore. Ngày 19/9/2021, Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực đối với Cộng hòa Peru. Do vậy, Chính phủ ban hành Nghị định 21/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định số 57/2019/NĐ-CP ngày 26/6/2019 ban hành Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định CPTPP giai đoạn 2019 - 2022 để bổ sung quy định áp dụng đối với Peru. Cụ thể, Nghị định 21/2022/NĐ-CP bổ sung các quy định về thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi, thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam vào Cộng hoà Peru, hoặc nhập khẩu vào Việt Nam từ Cộng hoà Peru. Bổ sung các quy định về điều kiện áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi, thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam vào Cộng hoà Peru, hoặc nhập khẩu vào Việt Nam từ Cộng hoà Peru. Đối với các tờ khai hải quan của các mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam vào Cộng hoà Peru, hoặc nhập khẩu vào Việt Nam từ Cộng hoà Peru đăng ký từ ngày 19/9/2021 đến trước ngày nghị định này có hiệu lực thi hành, nếu đáp ứng đủ các điều kiện để được hưởng thuế xuất khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt quy định tại Nghị định số 57/2019/NĐ-CP ngày 26/6/2019 của Chính phủ đã nộp thuế theo mức thuế cao hơn, thì được cơ quan hải quan xử lý tiền thuế nộp thừa theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. |