Ngày 2-10,kèo hiệp phụ ông Giang Văn Khoa, Ủy viên Ban thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng ban Văn hóa - Xã hội (VH-XH) HĐND tỉnh chủ trì buổi giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 06, ngày 26-7-2011 của HĐND tỉnh về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Bình Phước giai đoạn 2011-2015. Cùng dự có các thành viên Ban VH-XH HĐND tỉnh và các sở, ngành liên quan. Trước đó, Ban VH-XH phối hợp với Ban Dân tộc HĐND tỉnh đã giám sát trực tiếp tại các xã: Tân Lập (Đồng Phú), Bình Minh (Bù Đăng), An Khương (Hớn Quản) và Lộc Quang (Lộc Ninh).
Sau khi HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 06, UBND tỉnh đã ra các văn bản chỉ đạo các cơ quan chuyên môn. Sở LĐ-TB&XH là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn việc triển khai thực hiện 14 nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Qua năm 2011 và 8 tháng của năm 2012, các chương trình, dự án thành phần của đề án giảm nghèo bền vững đã cơ bản hoàn thành kế hoạch, như: Chương trình 167 (hỗ trợ nhà ở cho người nghèo), chương trình hỗ trợ tiền điện cho người nghèo, chương trình hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm. Nhờ đó, cuối năm 2011, toàn tỉnh còn 15.740 hộ nghèo, tỷ lệ 6,9%, giảm 2,39% so với đầu năm 2011. Số hộ cận nghèo cũng giảm còn 4,38%. Và sau 1 năm thực hiện Nghị quyết 06, số hộ nghèo là người DTTS còn 6.932 hộ, chiếm 44,045 tổng số hộ nghèo toàn tỉnh. Số xã có tỷ lệ hộ nghèo cao từ hơn 15% giảm còn 11 xã (giảm 9 xã). Số xã có tỷ lệ hộ nghèo cao hơn 20% còn 2 xã (giảm 6 xã). Ý kiến của các thành viên Ban VH-XH và đại diện các cơ quan liên quan cho rằng: nguồn kinh phí Nhà nước cho chương trình giảm nghèo rất lớn, nhưng hiệu quả chưa cao. Ở từng chương trình, dự án thành phần đều bộc lộ những mặt hạn chế cả trong triển khai thực hiện và quản lý nguồn vốn. Không chỉ người nghèo mà cả cán bộ xã nghèo đều có tư tưởng trông chờ sự đầu tư của Nhà nước. Sự phối kết hợp giữa cơ quan thường trực Ban chỉ đạo với các cơ quan thành viên chưa tốt. Cần nâng cao hơn nữa yếu tố bền vững trong thực hiện giảm nghèo… Ông Giang Văn Khoa cho rằng việc giảm nghèo bền vững không thể thực hiện trong một hoặc hai năm mà phải có quá trình. Điều quan trọng là cần nâng cao nhận thức cho cả người nghèo và cán bộ, đảng viên ở những xã nghèo. Chính sự trông chờ, ỷ lại sẽ triệt tiêu sự năng động, sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm và cứ chăm chăm vào việc tiêu tiền Nhà nước. Thời gian tới, ngoài việc củng cố lại Ban chỉ đạo chương trình giảm nghèo, cần tăng cường phối hợp với Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới và Ban chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa. TN |