88Point88Point

【kết quả nữ đức】Báo Công Thương luôn sâu sát, phản ánh đa chiều về "sức khoẻ" của doanh nghiệp

Báo Công Thương - ''Cánh tay'' nối dài của ngành Công Thương các địa phương Báo Công Thương: Giữ vững sứ mệnh,áoCôngThươngluônsâusátphảnánhđachiềuvềquotsứckhoẻquotcủadoanhnghiệkết quả nữ đức ghi dấu ấn một hành trình đổi mới đầy cảm hứng Báo Công Thương cần đi sâu, phản ánh những khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp

Trải qua 79 năm xây dựng và phát triển, Báo Công Thương là một trong những tờ báo có tuổi đời lâu nhất trong làng báo chí cách mạng Việt Nam, một tờ báo kinh tế lớn của bộ kinh tế đa ngành, quan trọng hàng đầu trong nền kinh tế đất nước.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương nhân dịp kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống Báo Công Thương (2/10/1945-2/10/2024), Luật sư Lê Anh Văn - Ủy viên Ban Thường vụ Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho rằng, báo chí, đặc biệt là Báo Công Thương có tiếng nói hết sức quan trọng đối với hoạt động của ngành Công Thương. "Với vị trí là cơ quan ngôn luận số 1 của Bộ Công Thương, ngành Công Thương, Báo Công Thương đã trở thành kênh thông tin chính sách về kinh tế của đất nước cũng như của ngành Công Thương" - ông Lê Anh Văn khẳng định.

Ông Lê Anh Văn – Luật sư Lê Anh Văn - Ủy viên Ban Thường vụ Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam:
Luật sư Lê Anh Văn - Ủy viên Ban Thường vụ Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Ảnh: Cấn Dũng

Trong bối cảnh cạnh tranh thông tin, xu hướng phát triển báo chí hiện đại, đa phương tiện hiện nay, Luật sư Lê Anh Văn cho rằng Báo Công Thương đã có một sự đột phá, có bước phát triển ấn tượng.

Báo Công Thương từ vị trí hơn 620 đã vươn lên lọt vào Top 30 tờ báo điện tử có lượng người xem lớn nhất Việt Nam, xếp hạng 24 vào tháng 8/2024, là minh chứng cho nỗ lực vượt bậc, đổi mới toàn diện và sự quyết tâm mạnh mẽ trong việc xây dựng một cơ quan báo chí đa phương tiện, hiện đại.

"Đây là kết quả hết sức xứng đáng cho sự quyết tâm, chiến lược đổi mới của lãnh đạo Báo Công Thương. Từ sự đổi mới này, Báo ngày càng khẳng định vững chắc thêm vị trí của một tờ báo kinh tế đầu ngành cũng như bắt kịp với xu hướng phát triển báo chí hiện đại"- ông Lê Anh Văn nhấn mạnh.

Thời gian qua, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam là một trong những đơn vị luôn tích cực và sẵn sàng hợp tác Báo Công Thương, cùng tham gia ý kiến, thảo luận về các vấn đề chính sách liên quan đến doanh nghiệp, nhất là cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Qua quá trình hợp tác, theo Luật sư Lê Anh Văn, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đánh giá Báo Công Thương đặc biệt sâu sát, quan tâm đến cộng đồng doanh nghiệp, có nhiều thông tin đa chiều phản ánh về “sức khoẻ” của khu vục kinh doanh này, đặc biệt Báo luôn quan tâm phản ánh đến các vướng mắc, rào cản để doanh nghiệp hoạt động thuận lợi, và ngày càng phát triển.

Trên thành quả đạt được, đồng thời để nâng cao hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế, trong thời gian tới, ông Lê Anh Văn nêu ý kiến, Báo Công Thương cần tiếp tục bám sát, đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, phản ánh rõ nét hơn sự chỉ đạo của Bộ Công Thương cũng như hoạt động của các sở ngành Công Thương địa phương để doanh nghiệp nắm được định hướng, chính sách, qua đó có thể thực thi kịp thời, hiệu quả.

Ngoài ra, theo Luật sư Lê Anh Văn, một số chuyên mục của Báo cần phải được thông tin đậm nét, dễ tương tác với bạn đọc, dễ tìm, dễ nhớ như Chương trình Chính sách và Đối thoại hiện nay được chuẩn bị rất công phu nhưng bạn đọc, người nghe, người xem không dễ tìm. Cùng với đó là nâng cao chất lượng các bài viết, bài bình luận chuyên sâu; quan tâm cập nhật những thông tin mới về dự báo thị trường...

Đặc biệt, Báo Công Thương cần có nhiều bài viết cụ thể hơn về các cam kết quốc tế trong quá trình thực thi các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đang tham gia; nêu bật được những quy định, yêu cầu của thị trường để doanh nghiệp nắm bắt kịp thời, có định hướng, chiến lược sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu hàng hoá phù hợp.

Bên cạnh đó, với mạng lưới cơ quan Thương vụ ngày càng mở rộng, Luật sư Lê Anh Văn gợi ý, Báo Công Thường cần cập nhật thường xuyên những bài viết thông tin thị trường nước ngoài từ các Thương vụ. Đây chính là nguồn thông tin chính thống, thiết thực, hữu ích nhất đối với cộng đồng doanh nghiệp đang trong quá trình đẩy mạnh mở rộng thị trường, khai thác các thị trường xuất khẩu tiềm năng.

"Ở chiều ngược lại, Báo cần tuyên truyền nhiều hơn lĩnh vực kinh doanh cần thu hút đầu tư trong nước, qua đó có thể gia tăng cơ hội hợp tác quốc tế, cải thiện năng lực sản xuất, cạnh tranh của cộng đồng doanh nghiệp"- ông Lê Anh Văn nói.

Đặc biệt, với vị thế của một tờ báo kinh tế hàng đầu, theo Luật sư Lê Anh Văn, Báo Công Thương cần đẩy mạnh hơn nữa việc hợp tác với các chuyên gia kinh tế, văn hoá đầu ngành. Thông qua đó, Báo Công Thương sẽ có cơ hội tranh thủ sự ủng hộ của các chuyên gia để có các bài viết sâu sắc, mang lại các giá trị ý nghĩa, phục vụ đúng tôn chỉ mục đích của Báo cũng như góp phần vào sự phát triển của ngành Công Thương, của cộng đồng doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế xã hội của đất nước nói chung.

Ngày 2/10/1945, Bộ trưởng Bộ Quốc dân Kinh tế Nguyễn Mạnh Hà - thành viên Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ký Nghị định số 08-BKT/VP về tổ chức bộ máy và hoạt động của Bộ Quốc dân Kinh tế, trong đó Phòng Kinh tế tập san có nhiệm vụ xuất bản Việt Nam Kinh tế tập san. Sau nhiều thời kỳ, nhiều lần đổi tên, ngày nay, Việt Nam Kinh tế tập san có tên Báo Công Thương.
赞(1)
未经允许不得转载:>88Point » 【kết quả nữ đức】Báo Công Thương luôn sâu sát, phản ánh đa chiều về "sức khoẻ" của doanh nghiệp