Đây là nội dung do Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đề cập trong kế hoạch “Hỗ trợ doanh nghiệpbị tác động bởi Covid-19 trên địa bàn” được ký ngày 16/8/2021 và yêu cầu các đơn vị liên quan triển khai ngay trong tháng này. Dựa trên kiến nghị của các bên liên,ốnkiếnnghịchodoanhnghiệpsảnxuấtđượcvayvốnđểdựtrữnguyênvậtliệbong đá.net UBND TP.HCM giao ngân hàngNhà nước Việt Nam chi nhánh TP.HCM tham mưu để kiến nghị Thủ tướng tăng mức hỗ trợ cho doanh nghiệp hoạt động theo mô hình 3 tại chỗ, 1 cung đường 2 điểm đến (hoặc mô hình đã được cơ quan chức năng chấp nhận thực hiện, gọi tắt là doanh nghiệp 3T) cao hơn mức hỗ trợ hiện hành về vốn vay và đơn giản hoá thủ tục hỗ trợ, cho vay. Cơ quan này cũng cần nghiên cứu kiến nghị ngân hàng Nhà nước triển khai gói tín dụng với mức lãi suất ưu đãi cho doanh nghiệp sản xuất, phân phối hàng thiết yếu để dự trữ nguyên liệu, vật tư hàng hóa nhằm bình ổn thị trường và phục hồi sản xuất sau khi dịch được kiểm soát. | Công nhân làm trong xưởng dệt của Công ty cổ phần Dệt may đầu tưthương mại Thành Công (ảnh: TCM). |
Uỷ ban giao ngân hàng Chính sách xã hội TP.HCM chủ trì, phối hợp Sở Lao động thương binh xã hội, Bảo hiểm xã hội Thành phố, UBND Thành phố Thủ Đức cùng các quận, huyện triển khai chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được vay lãi suất 0%, không phải bảo đảm tiền vay để trả lương ngừng việc cho người lao động phải ngừng việc do ảnh hưởng của Covid-19.
Cục Thuế sẽ tham mưu cho UBND Thành phố kiến nghị Chính phủ chấp thuận Covid-19 đang diễn ra là tai nạn bất khả kháng để doanh nghiệp được giảm 50% tiền thuê đất trong thời gian ngừng sản xuất kinh doanh theo Nghị định số 46. Cùng với đó là chủ động xây dựng phương án hỗ trợ tiền thuê đất cho doanh nghiệp (nhất là doanh nghiệp du lịch) ngay khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, Chủ tịch UBND TP.HCM giao Tổng công ty Điện lực Thành phố triển khai các chính sách hỗ trợ giảm giá tiền điện cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn; tiếp tục kiến nghị Bộ Công thương về chính sách giảm giá điện sản xuất và miễn tiền điện sinh hoạt của công nhân trong các doanh nghiệp 3T như chính sách đối với các khu cách ly tập trung. Sở Công Thương Thành phố sẽ chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu phân loại doanh nghiệp theo mức độ bị ảnh hưởng (theo 3 nhóm: phá sản, tạm dừng và đang hoạt động theo mô hình 3T). Trên cơ sở đó, đơn vị này tổ chức rà soát, phân tích tình hình hoạt động những khó khăn vướng mắc của từng nhóm để đề xuất chính sách phù hợp. Sở Công Thương còn chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan liên quan tham mưu đề xuất UBNDD Thành phố ban hành quy chuẩn hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo an toàn phòng chống dịch để doanh nghiệp quay trở lại hoạt động với lộ trình cụ thể. Theo đó, có thể mở từng bước để kiểm tra tính an toàn, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình; trước mắt là thí điểm đối với một số khu công nghiệp, khu chế xuất đã hoàn thành việc tiêm vắc- xin phòng Covid-19 mũi 2, đảm bảo an toàn phòng chống dịch và an toàn sản xuất. | Người dân quét mã QR khai báo y tế để được qua chốt kiểm soát tại quận Gò Vấp vào đầu tháng 6/2021 (Ảnh: Lê Toàn).
|
Công an Thành phố sẽ là đơn vị chủ trì, hướng dẫn và triển khai phương thức nhận diện kiểm soát đối tượng được phép đi lại, đảm bảo linh hoạt, khoa học nhưng tuyệt đối không để giao thông ách tắc. Tổng công ty cấp nước Sài Gòn được giao việc tiếp tục triển khai chính sách không thu tiền sử dụng nước sinh hoạt cho khu cách ly tập trung trong thời hạn từ tháng (kỳ) 6 đến hết năm nay; giảm 10% tiền sử dụng nước sinh hoạt cho tất cả các khách hàng sử dụng nước trên địa bàn Thành phố từ tháng (kỳ) 9 đến tháng (kỳ) 11/2021. Đơn vị này còn phải tham mưu/ đề xuất UBND Thành phố thực hiện chính sách miễn giảm tiền sử dụng nước cho các doanh nghiệp 3T, giãn nợ tiền sử dụng nước đến hết năm nay. UBND Thành phố Thủ Đức và các quận, huyện chịu trách nhiệm tổ chức tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho lao động tại các doanh nghiệp. Vắc-xin do Nhà nước cung cấp, doanh nghiệp chịu trách nhiệm đàm phán với đơn vị tiêm chủng tư nhân hoặc công lập do Nhà nước điều phối để tổ chức tiêm, đảm bảo nguyên tắc người được tiêm vắc-xin không phải trả bất kỳ chi phí nào. Sở Y tế Thành phố được giao việc tham mưu cho Uỷ ban đề xuất cơ chế cho phép doanh nghiệp chủ động đàm phán mua vắc-xin từ nước ngoài cũng như trong nước. Theo đó, Sở cần nêu rõ danh sách vắc- xin được sử dụng và các thủ tục cần thực hiện, tạo điều kiện tối đa để tận dụng nguồn lực của doanh nghiệp trong công tác tiêm vắc-xin, giảm bớt áp lực về ngân sách cũng như nhân lực cho Thành phố. Cùng với đó, Sở Y tế phải tổng hợp và công bố ngay danh sách người đã tiêm vắc-xin lên hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia; xây dựng hướng dẫn quy trình xử lý F0, F1 tại nơi sản xuất kinh doanh, xác định rõ trách nhiệm của chính quyền, cơ quan y tế địa phương và doanh nghiệp trong việc tổ chức xét nghiệm, truy vết. |