(CMO) Trẻ sơ sinh được tiêm vaccine viêm gan B trong 24 giờ đầu sau sinh ở nước ta mới chỉ đạt 68%. Con số này tiếp tục là mối lo và cũng là vấn đề cần phải được ưu tiên thực hiện trong năm 2017 của Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.
Mũi tiêm phòng vaccine viêm gan B tốt nhất là trong vòng 24 giờ đầu sau sinh, với tỷ lệ phòng lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang đạt tới 80-85%.
Bà Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho biết, có nhiều địa phương như Hải Phòng, tỷ lệ tiêm vaccine viêm gan B chỉ đạt dưới 50%. Cả nước vẫn còn 550.000 trẻ chưa được tiêm vaccine viêm gan B sơ sinh, khoảng 62.000 trẻ chưa được tiêm đủ 3 liều vaccine DPT-VGB-Hib (khi trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi).
Theo WHO, bệnh viêm gan B là nguyên nhân hàng đầu của ung thư gan. Khoảng 25% bệnh nhân nhiễm virus viêm gan B sẽ diễn tiến biến chứng xơ gan, ung thư gan nếu không được điều trị. 100% ung thư gan ở trẻ em là do viêm gan B. Đặc biệt, có tới 80-90% trẻ bị nhiễm virus viêm gan B trong thời gian 1 năm đầu đời và 30-50% trẻ bị nhiễm virus viêm gan B trước 6 tuổi sẽ có viêm gan mạn tính sau này.
Mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm virus viêm gan B. Người nhiễm virus viêm gan B ở độ tuổi càng trẻ thì nguy cơ viêm gan mạn tính hoặc ung thư gan càng cao.
Việc điều trị cho người viêm gan cũng rất tốn kém. Các chuyên gia ước tính, trung bình người nhiễm virus viêm gan B phải tiêu tốn khoảng 60-200 triệu đồng tiền thuốc mỗi năm và thời gian điều trị kéo dài.
Hiện nay chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu nào đối với bệnh viêm gan B, vì vậy, tiêm phòng vaccine viêm gan B được xem là biện pháp hữu hiệu nhất phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này.
Trong đó, mũi tiêm phòng vaccine viêm gan B tốt nhất là trong vòng 24 giờ đầu sau sinh, vì đây là thời điểm “vàng” với tỉ lệ phòng lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang đạt tới 80-85%.
Nếu trẻ tiêm vaccine viêm gan B muộn sau khi sinh thì việc phòng tránh lây truyền bệnh từ mẹ sang con sẽ bị giảm. Cụ thể, tiêm vaccine 7 ngày sau khi sinh, khả năng phòng lây nhiễm từ mẹ sang con chỉ đạt 50-57%.
“Các mũi tiêm khác có thể tiêm bù lại được, tuy nhiên với vaccine viêm gan B thì hiệu quả nhiều nhất là trong vòng 24 giờ đầu sau sinh. Nếu bỏ qua thời gian vàng này, trẻ sẽ không thể tiêm bù lại được”, bà Dương Thị Hồng chia sẻ.
Để có thể đạt tới mục tiêu giảm tỉ lệ mắc viêm gan B sơ sinh cho trẻ dưới 5 tuổi xuống dưới 1%, trong năm 2017, Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia sẽ triển khai tăng cường tiêm vaccine viêm gan B trên toàn quốc.
Trước đó, tỷ lệ tiêm vaccine viêm gan B ở nước ta rất thấp, trước tháng 6/2016, tỷ lệ này chỉ đạt dưới 50%. Nguyên nhân là do một bộ phận người dân còn thiếu lòng tin sau một số sự cố khiến trẻ tử vong sau tiêm vaccine viêm gan B, mặc dù các chuyên gia y tế đã xác định nguyên nhân của những sự cố đó không phải do vaccine. Thậm chí, một số bệnh viện, cơ sở y tế được phép thực hiện tiêm chủng cũng ngần ngại khi tiêm vaccine này cho trẻ sơ sinh./.
Theo Báo điện tử Chính phủ
Theo ông Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, dự kiến đầu năm 2108 sẽ triển khai tiêm vaccine sởi-rubella trong Chương trình tiêm chủng mở rộng trên toàn quốc.
【ket qua bong da chau a】Tỷ lệ tiêm vaccine viêm gan B ở trẻ sơ sinh vẫn còn thấp
人参与 | 时间:2025-01-26 04:06:47
相关文章
- Hà Nội công bố địa chỉ tiếp nhận ủng hộ nạn nhân vụ cháy chung cư mini
- Tháng 9/2013 bàn giao mặt bằng sạch Dự án Tây Hồ Tây
- Trung tâm Y tế TX.Thuận An: Hiệu quả bước đầu từ xã hội hóa trang thiết bị
- Hà Nội thêm KĐT trục hướng tâm đường Lê Văn Lương
- Bí thư Lào Cai chỉ đạo khắc phục vụ vỡ cống tràn xả thải
- AZ Vân Canh Towers đổi nhà thầu có đổi “vận”
- Người lớn cần làm gì để trẻ không bị “xâm hại tình dục”
- Ung thư có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời
- PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD
- Dự án căn hộ 8 triệu đồng/m2 tại TP. Vinh
评论专区