【bong da tây ban nha】Tìm đâu đầu ra cho cây sả?
Đắng lòng vì cây sả Nông dân Thới Bình nhiều lần bị “tổn thương” khi phải bấm bụng bứng đi cây gừng trồng lại cây mía, rồi sau đó chặt bỏ mía chuyển qua trồng gừng. Lần này vết thương ấy lại nặng thêm khi bao hy vọng gởi gắm vào cây sả thành mây khói bởi phương án trồng sả xuất khẩu bất ngờ bị dừng lại, sả trồng ra chẳng ai thèm mua. Dù phương án trồng sả xuất khẩu mới triển khai tới cấp huyện, xã và chưa phổ biến rộng rãi trong dân, nhưng vì quá “nhạy bén thông tin” chạy theo cây sả mà giờ đây mọi thiệt thòi người nông dân phải tự hứng chịu. Ông Lê Văn Gia, sinh năm 1940, Ấp 9, xã Trí Lực, chua chát: “Các chú định đưa tôi lên báo để bêu xấu cái tội ngu đó hả”, khi biết mục đích của cuộc gặp mặt. Sự chua chát của lão nông có tuổi đời ngoại thất thập đến từ việc nhiều lần “lên bờ xuống ruộng” với cây mía, củ gừng và giờ là cây sả. Ông cho biết: “2 năm trước trồng gừng có năm thì mất trắng, có năm chẳng thu lại đủ vốn. Tháng 10 năm rồi nghe thông tin có một công ty nước ngoài đầu tư làm nhà máy lọc tinh dầu sả, mua sả trong dân với giá cao, từ những người nhiều lần đi họp lên họp xuống ở huyện, cũng thấy bùi tai. Hơn nữa tôi cũng già rồi, làm việc nặng không nổi, sả thì dễ trồng nên quyết định ban 5 công đất trồng mía ra để trồng sả. Giờ thì trắng tay, sả trồng xong không ai thèm mua”. Ông Lê Văn Gia cho biết: “Lúc đầu tính trồng 10 công nhưng hạn sớm nên trồng được 5 công rồi nghỉ. Có khi vậy mà hên”. Xã Trí Lực, huyện Thới Bình có rất nhiều người cũng chỉ vì “nghe thông tin” như ông Gia mà giờ đây chỉ biết tự trách mình. Trồng hơn nửa công sả giờ cũng chẳng biết phải xử lý thế nào, ông Lê Văn Sự, Ấp 9, lắc đầu ngao ngán: “Mới trồng hồi tháng 10 năm rồi, nguyên nhân là nghe tin trồng sả tới đây có nhà máy nước ngoài hợp tác chế biến sả lấy dầu. Giờ không bán được bụi nào, không biết bỏ bằng cách nào, chỉ có đốt thôi chứ bứng sao nổi". Ông Sự cho biết thêm: “Lúc đầu tôi nghe trên đài, rồi sau đó ra Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thới Bình, gặp ông Trưởng phòng hỏi thực hư thì được biết là trồng sả Nhà nước không bao tiêu. Tuy nhiên, hướng tới đây sẽ có nhà máy sản xuất tinh dầu sả của nước ngoài xây dựng và họ sẽ thu mua sả trong dân. Thấy vậy tôi nghĩ, nếu có nhà máy thì đầu ra cây sả sẽ ổn định, chứ lúc trồng biết trước là không bán được trong dân”. Thiệt thòi vẫn là dân Ông Nguyễn Văn Thống, Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Trí Lực, cho biết: “Việc trồng sả bắt đầu từ tháng 10/2016. Thực tế là địa phương không phổ biến, tuy nhiên, bà con nghe thông tin có nhà máy thu mua sả nên tự phát sinh trồng trên các bờ vuông, có vài hộ trồng số lượng lớn để tăng thu nhập. Bây giờ nhà máy không xây dựng, sả không bán được. Đến giờ bà con cũng còn tiếc chưa chặt bỏ, chờ xem nhà máy có xây dựng hay không”. Thực tế là cuối năm 2016, Công ty TNHH Agri Nam Thành, địa chỉ ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước có nhu cầu bao tiêu cây sả trên địa bàn tỉnh để xuất khẩu. Qua đó, Sở NN&PTNT đã giao Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật phối hợp với công ty xây dựng phương án trồng sả xuất khẩu, đồng thời phối hợp với các ngành chức năng huỵện Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời và Phòng Kinh tế TP Cà Mau triển khai kế hoạch trồng sả ở các địa phương. Mặc dù quá trình triển khai chưa đến dân nhưng nắm được thông tin người dân đã chủ động “đón đầu” triển khai trồng sả. Đùng một cái, Sở NN&PTNT có Công văn số 2987/SNN ngày 20/12/2016 về việc ngừng triển khai phương án trồng sả xuất khẩu. Công văn phát hành tuy nhanh nhưng không thể nhanh bằng tiến độ trồng sả của dân, dẫn đến hậu quả lớn. Trong công văn trên có đoạn: “…hiện nay, do Sở NN&PTNT đã nắm tình hình hợp đồng thu mua sả xuất khẩu của phía công ty với đối tác nước ngoài đang gặp trục trặc, không đảm bảo chắc chắn. Vì vậy, Sở NN&PTNT đề nghị phòng NN&PTNT các huyện và Phòng Kinh tế TP Cà Mau thông tin đến UBND các xã, phường, thị trấn và nông dân ngừng triển khai phát triển trồng cây sả ở địa phương…”. Khi phương án trồng sả xuất khẩu ngừng triển khai thì huyện Thới Bình đã có hơn 8 ha trồng sả, tập trung tại xã Trí Lực và Trí Phải. Ông Nguyễn Minh Khai, Chủ tịch Hội Nông dân xã Trí Lực, liên kết với 9 hộ nông dân trồng khoảng 2 ha, sản lượng khoảng 200 tấn. Xã Trí Phải có khoảng 3 ha, diện tích trồng không tập trung, chủ yếu các hộ dân trồng xung quanh nhà, bờ kinh, bờ xáng, vườn tạp để tiêu dùng và mang ra chợ bán lẻ. Ông Lâm Thanh Hà, Chủ tịch UBND xã Trí Lực, cho biết: “Thực tế xã không có chủ trương triển khai phương án trồng sả trong dân. Chủ yếu là dân tự tìm hiểu thông tin bên ngoài rồi tự phát trồng. Hiện nay, bà con gặp nhiều khó khăn do sả không bán được”. Cũng vì mới nghe thông tin sả có đầu ra ổn định, giá cao lại thêm việc trồng sả khá đơn giản mà nông dân phải chịu thiệt, giờ chẳng biết kêu ai. Ông Lê Văn Gia chua chát: “Bao nhiêu công sức, vốn liếng bỏ ra không thu lại được, giờ chỉ biết kêu trời. Sả ơi là sả!”./. Đặng Duẩn(CMO) Nghe thông tin cây sả sẽ được bao tiêu sản phẩm vì có phương án trồng sả xuất khẩu, bà con nông dân ở nhiều địa phương, đặc biệt là huyện Thới Bình, đã “đi tắt đón đầu” triển khai trồng sả trên các bờ vuông, phá mía để trồng sả. Thế nhưng, lợi chẳng có mà hậu quả là sả trồng không bán được, bao nhiêu chi phí bỏ ra gần như mất trắng.
Ông Lê Văn Gia bên ruộng sả không có đầu ra.
相关推荐
-
Áp mới thuế TTĐB nước giải khát có đường: Thận trọng để tạo chính sách công bằng!
-
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm và làm việc với Bộ tư lệnh Quân khu 9
-
Chủ tịch MTTQ chúc mừng phụ nữ Việt Nam
-
Khánh thành cầu vượt sông dài nhất Việt Nam
-
Tập 2 truyện tranh 'Tàn lửa' tiếp nối câu chuyện về niềm tin
-
Nông dân Bù Đốp thủy chung với hồ tiêu
- 最近发表
-
- Vụ chồng bị khởi tố vì ném hỏng điện thoại của vợ: Điện thoại là tài sản chung hay riêng?
- Làm giàu từ nuôi heo rừng Thái Lan
- Ra mắt lực lượng Kiểm ngư Việt Nam
- Lễ công bố Quyết định về Ngày sách Việt Nam
- Đăng sai suất ăn bán trú của trẻ tiểu học, người phụ nữ bị phạt 7,5 triệu
- Ra mắt website giáo dục trực tuyến Zuni.vn
- Chứng khoán tuần 19 đến 23
- Kiên nhẫn
- Nhận định, soi kèo Macarthur FC vs Adelaide United, 15h00 ngày 6/1: 3 điểm xa nhà
- Thương lái giả mạo tỏi Lý Sơn khiến nông dân tồn đọng hơn 280 tấn tỏi
- 随机阅读
-
- Cái bẫy giăng sẵn của chiêu 'việc nhẹ lương cao' ở nước ngoài
- Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2014
- Chim đậu đất lành
- Tôn vinh cống hiến của đảng viên
- Samsung có thể mất tới hơn 1 tỷ USD chi phí thu hồi Note 7
- Doanh nghiệp hoạt động phải có trách nhiệm với cộng đồng
- Hội nghị Trung ương 9 bế mạc
- Điểm tựa của phụ nữ
- Vì sao nhiều giám đốc doanh nghiệp nước ngoài bị tạm hoãn xuất cảnh?
- Hơn 374 tỷ đồng tặng quà người có công với cách mạng
- Công ty BHNT Dai
- Tân Bình: Giao thông bao giờ “cất cánh”?
- Ấn Độ điều tra chống trợ cấp mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch từ Việt Nam
- “Lạc lối” trong vườn hoa hồng
- Thêm nhà đầu tư điện mặt trời tìm hiểu tại Bình Phước
- Nâng cao nhận thức về nông nghiệp, nông dân, nông thôn
- Ngày 4/1: Giá cao su trong nước tăng nhẹ, sàn giao dịch giảm sâu
- Chỗ dựa tinh thần cho lao động nữ
- Bù Đốp: Nhu cầu giống cây điều tăng đột biến
- Nâng cao trách nhiệm nêu gương của đảng viên trong giai đoạn hiện nay
- 搜索
-
- 友情链接
-
- Hiểm họa chết người từ việc độ đèn LED siêu sáng
- Hai cô giáo vượt khó bám bản nghèo vùng cao
- Lần đầu tiên Trường Đại học Cần Thơ tổ chức kỳ thi đánh giá đầu vào đại học
- Những lỗi phanh ô tô – người lái mới thường mắc phải
- Lái xe qua chỗ ngập
- Háo hức vì bấm được biển số đẹp, thanh niên ngao ngán vì gặp 'thánh phán' điều xui xẻo
- Điều chỉnh áp suất lốp xe theo mùa
- Một số địa phương điều chỉnh phương án tuyển sinh lớp 10
- Thanh Hóa nhiều vi phạm trong tổ chức bữa ăn cho học sinh nội trú
- Cadillac CTS 2015: Hội tụ công nghệ hiện đại hơn