Nga xây đường ống dẫn khí đốt tới Đức không qua Ukraine
TheìnhhìnhUkrainemớinhấtcậpnhậtngàkết quả bóng đá italia serie ao tin tức về tình hình Ukraine mới nhất trên Infonet, hôm 18/6, trang tin Business Insiderdẫn nguồn từ tờ nhật báo kinh doanh Kommersant(Nga) cho hay, Moscow sẽ xây dựng đường ống dẫn khí đốt tới Đức không đi qua Ukraine. Tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom vừa công bố kế hoạch xây dựng đường ống dẫn khí đốt có công suất 55 tỷ mét khối mỗi năm từ Nga đến Đức qua biển Baltic cùng với Tập đoàn năng lượng E.ON (Đức) và OMV (Áo).
Tình hình Ukraine mới nhất cho biết Nga xây đường ống dẫn khí đốt tới Đức không qua Ukraine
Đại diện Gazprom, ông Sergey Kupriyanov, cho hay, dự án này sẽ nối với dự án Dòng chảy phương Bắc, bổ sung vào tuyến đường ống cung cấp khí đốt Nga trực tiếp tới Tây Âu. Nga đang tích cực tìm kiếm cách thức mới để đưa khí đốt tới châu Âu mà không cần phải đi qua Ukraine trong bối cảnh cuộc khủng hoảng hiện nay có thể dẫn đến những mâu thuẫn giữa Kiev và Moscow, đe dọa tới nguồn cung sang châu Âu.
Trong khi đó, Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục nhấn mạnh mong muốn giảm sự phụ thuộc vào khí đốt Nga. Giám đốc điều hành Gazprom Alexei Miller cho biết, đường ống mới sẽ "góp phần nâng cao tính an toàn và độ tin cậy của nguồn cung cấp khí đốt" tới thị trường châu Âu . Theo trang tin Lenta của Nga, trong năm 2014, Gazprom xuất khẩu 191.5 tỷ mét khối khí đốt, ít hơn 13% so với năm 2013. Một phần nguyên nhân của tình trạng trên là do cuộc khủng hoảng Ukraine.
Thượng viện Mỹ “phớt” Nhà Trắng, phê chuẩn gói viện trợ quân sự cho Ukraine
Theo An Ninh Thủ Đô, truyền thông Ukraine vừa đưa tin, Thượng viện Mỹ đã phê chuẩn dự luật cung cấp viện trợ quân sự trị giá 300 triệu USD cho Ukraine, bất chấp sự phản đối của Nhà Trắng. Trước đó, Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua một phiên bản khác của dự luật và tiếp tục chuyển lên cho Thượng viện phê chuẩn. Sau đó, văn bản này còn phải được trình lên Tổng thống Barak Obama ký thành đạo luật để chính thức có hiệu lực pháp lý.
Vào hồi hồi tháng 5/2015, Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ đã thông qua dự thảo ngân sách quốc phòng mới cho năm tài chính 2016 là là 612 tỷ USD, trong đó bao gồm gói viện trợ cung cấp thiết bị quân sự cho Ukraine với số tiền là 300 triệu USD. Truyền thông Mỹ cho biết, các thượng nghị sĩ nước này yêu cầu phải cung cấp cho Ukraine vũ khí sát thương vào khoảng thời gian tháng 10/2015. Gói viện trợ quân sự này sẽ bao gồm các loại radar, vũ khí chống tăng và một số phương tiện hỗ trợ quân sự khác.
Thượng viện Mỹ ký đạo luật viện trợ quân sự cho Ukraine trong bối cảnh đụng độ ở miền Đông vẫn tiếp diễn
Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã bày tỏ sự bất đồng với rất nhiều điểm trong dự luật viện trợ quân sự cho Kiev, vốn được ông cho là không có liên quan gì đến tình hình Ukraine, đồng thời tuyên bố sẽ sử dụng quyền phủ quyết dự luật này. Được biết, ngày 4/6/2015, Thượng nghị sĩ Rob Portman của bang Ohio cũng đã giới thiệu tại thượng viện Mỹ hai sửa đổi ngân sách quốc phòng Hoa Kỳ cho năm 2016, trong đó dự kiến hỗ trợ cho Ukraine mua vũ khí với số tiền là 60 triệu USD.
Trong mục thứ nhất, ông Portman đề nghị sửa đổi quy định cấp vũ khí cho Ukraine theo yêu cầu của nước này, bao gồm thiết bị chống radar, vũ khí sát thương, phương tiện bay trinh sát không người lái, có khả năng tác nghiệp trong mọi điều kiện thời tiết. Ngoài ra, ông còn đề xuất tiến hành đào tạo quân nhân cho lực lượng chủ chốt trong hoạt động chiến đấu, lập kế hoạch và hỗ trợ các lực lượng quân đội Ukraine. Bản kiến nghị sửa đổi đòi hỏi phải phân bổ cho mục đích này nguồn kinh phí thấp nhất là 60 triệu USD.
Tính đến hết tháng 5 vừa qua, viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine đã đạt mức 25 triệu USD. Số tiền này được phân bổ trong "Đạo luật về hỗ trợ tự do của Ukraine-2014", được Thượng viện Hoa Kỳ thông qua tháng 12/2014. Trong đó, nhấn mạnh sự trợ giúp tài chính cho Ukraine trong lĩnh vực quân sự và năng lượng.
Ông Putin: Mỹ và phương Tây phải có trách nhiệm về bất ổn Ukraine
VOVđưa tin, Tổng thống Nga Putin ngày 19/6 kêu gọi Mỹ và phương Tây phải có trách nhiệm về bất ổn Ukraine đồng thời cần gia tăng sức ép với chính quyền Kiev. Theo Tổng thống Vladimir Putin, Nga luôn sẵn sàng sử dụng ảnh hưởng của mình tại Ukraine để tìm kiếm một sự thỏa hiệp và đảm bảo một thỏa thuận hòa bình đạt được hồi tháng 2 được thực thi một cách đầy đủ.
“Một số nước luôn cho rằng, Nga nên sử dụng ảnh hưởng của mình tại khu vực Đông Nam Ukraine, song họ lại không hiểu rằng sẽ không thể giải quyết khủng hoảng chỉ thông qua nỗ lực từ một phía. Ảnh hưởng cũng cần phải được thể hiện đối với chính phủ Ukraine, mà chúng tôi không thể làm được điều này. Đây là phần việc của các nước phương Tây, là của Mỹ và Liên minh châu Âu”, ông Putin nói.
Tổng thống Nga Putin cho rằng Mỹ và phương Tây phải có trách nhiệm về bất ổn Ukraine
Tổng thống Nga Putin cũng một lần nữa nhấn mạnh, các nước phương Tây không nên can thiệp vào công việc nội bộ của nước Nga hoặc nói chuyện với nước Nga thông qua tối hậu thư. Trước đó, ngày 17/6 vừa qua, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu đã nhất trí các lệnh trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga sẽ được duy trì cho đến khi thỏa thuận hòa bình tại Ukraine được thực thi đầy đủ.
Cả Ukraine và lực lượng đối lập tại miền Đông đều cáo buộc lẫn nhau gia tăng các hành động khiêu khích trong những tuần gần dây, làm gia tăng lo ngại về nguy cơ căng thẳng leo thang. Hơn 6.200 người đã thiệt mạng kể từ khi cuộc khủng hoảng tại Ukraine bùng phát hồi tháng 4 năm ngoái khi lực lượng tại miền Đông phản đối chính phủ thân phương Tây mới được thành lập tại Ukraine và đòi ly khai.
Trang Mạc (T/h)
Những tin tức mới nhất về tình hình Ukraine ngày 13/6/2015