【bd tt】Đạo hiếu người Việt
Chuyện xưa,ĐạohiếungườiViệbd tt tích cũ
Theo sách Kinh Vu lan, lễ Vu lan là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo. Trong ngày này, các con, cháu sẽ dành cả lòng thành để báo hiếu công ơn dưỡng dục của cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Ngày lễ này xuất phát từ sự tích về Đại đức Mục Kiền Liên - một trong 2 đại đệ tử của Phật Thích Ca, với lòng đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Sách kể lại rằng, Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông. Mẹ ông là bà Thanh Đề đã qua đời, ông tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ mình như thế nào nên dùng phép nhìn khắp trời đất để tìm. Thấy mẹ mình, nhưng vì gây nhiều nghiệp ác nên phải làm ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận địa ngục để dâng mẹ. Tuy nhiên, do đói ăn lâu ngày nên mẹ ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình để không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng đã hóa thành lửa đỏ.
Những bó hoa sen được người dân và phật tử dâng cúng Phật dịp lễ Vu lan - Ảnh minh họa: TTXVN
Thấy vậy, Mục Kiền Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ. Phật dạy rằng: “Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó”. Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Kiền Liên đã được giải thoát. Cũng theo sách nêu trên, khi ấy Đức Phật đã dạy rằng, chúng sinh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng làm theo cách này và từ đó ngày lễ Vu lan ra đời.
Bất hiếu - xử theo luật xưa
Sống ở đời, ai sinh ra, lớn lên và trưởng thành phải nhờ có ông bà, cha mẹ. Vì vậy, từ ngàn xưa, chữ hiếu luôn được người Việt Nam coi trọng và đứng đầu trong tất cả đức hạnh của con người. Không những thế, người có hiếu luôn được xã hội biểu dương và là tấm gương cho con cháu noi theo. Đó là những người tên tuổi và sự nghiệp còn mãi với sử sách: Chử Đồng Tử - tấm gương hiếu hạnh lưu truyền muôn đời; Trần Anh Tông - vị vua tôn trọng đạo hiếu; Nguyễn Trãi - tấm gương trung hiếu vẹn toàn; Tự Đức - vị vua duy nhất sẵn sàng dâng roi cho mẹ đánh đòn…
Nhưng bên cạnh đó cũng có không ít người phủ nhận tất cả công lao cha mẹ dành cho mình. Vậy luật xưa xử lý hành vi bất hiếu của con cháu đối với ông bà, cha mẹ như thế nào? Tại Điều 2, chương đầu tiên của bộ Quốc triều hình luật (còn gọi là Bộ luật Hồng Đức hoặc Lê triều hình luật năm 1483 dưới triều Lê Thánh Tông), đã quy định bất hiếu là một trong “thập ác”. Nếu con cháu trái lời dạy bảo và không phụng dưỡng bề trên mà bị ông bà, cha mẹ trình lên quan thì xử tội đồ làm khao đinh (phục dịch quân đội); con nuôi, con kế mà thất hiếu với cha nuôi, cha kế thì xử phạm tội trên một bậc và mất tài sản đã chia.
Nếu con cháu có hành vi lăng mạ ông bà, cha mẹ thì xử tội lưu châu ngoài (đánh 90 trượng, thích vào mặt 8 chữ, bắt đeo xiềng hai vòng, đày đi làm việc ở xứ Bố Chính - Quảng Bình ngày nay); đánh thì xử lưu châu xa (đánh 100 trượng, thích vào mặt 10 chữ, bắt đeo xiềng 3 vòng, đày đi làm việc ở các xứ Cao Bằng); đánh bị thương thì xử thắt cổ; vì lầm lỡ mà làm chết thì xử tội lưu châu ngoài; bị thương thì xử tội đồ làm chủng điền. Cũng theo luật này, con cháu không được kiện cáo ông bà, cha mẹ, trừ một số trường hợp được luật cho phép: Con cháu kiện nhau với ông bà, cha mẹ, ông bà ngoại đều phải biếm một tư; nếu lý lẽ trái thì xử thêm tội một bậc.
Đến thời nhà Nguyễn, hành vi bất hiếu cũng được xác định là một trong mười tội ác nghiêm trọng không thể dung thứ. Cụ thể, trong Hoàng Việt luật lệ có quy định: Con cháu có nghĩa vụ phụng dưỡng ông bà, cha mẹ. Ai bỏ mặc cha mẹ già trên 80 tuổi đang mang bệnh nặng bị coi là “bất nhân”, phạt 80 trượng. Nếu ông bà, cha mẹ phạm tội đi đày, con cháu phải theo đến nơi này. Con cháu đánh ông bà, cha mẹ thì bị trừng trị nặng hơn trường hợp phạm tội bình thường. Ai mưu giết ông bà, cha mẹ bị xử giảo quyết (thắt cổ ngay). Các trường hợp xâm hại mồ mả tổ tiên, ông bà, cha mẹ đều bị khép vào tội “thập ác”.
Trong trường hợp cần người phụng dưỡng ông bà, cha mẹ, luật cho phép giảm hình phạt nhưng "phải xét hỏi rõ tên hung phạm ấy có ông bà, cha mẹ già, ốm hay không, có phải là con một hay không". Trong thừa hưởng tài sản của cha mẹ, tội bất hiếu được hiểu là "đòi phân chia tài sản ra ở riêng" hay "vì tài sản mà tỏ ra thiếu lễ độ". Vua Minh Mệnh cho phép hình phạt đánh gậy có thể thay bằng roi nếu tội nhẹ, người phạm tội là phụ nữ. Nhưng với tội bất hiếu vẫn phải giữ nguyên đánh bằng gậy.
Ngày nay, bất hiếu sẽ phải vào tù
Từ dẫn chứng nêu trên cho thấy, luật xưa rất khắt khe với hành vi bất hiếu. Ngày nay, tùy theo hành vi, mức độ mà người có hành vi bất hiếu cũng sẽ bị xử lý từ hành chính đến hình sự. Cụ thể, tại Điều 70 của Luật Hôn nhân và gia đình, con cái có: Bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình; Nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ ốm đau, già yếu, khuyết tật…
Về chế tài, theo quy định tại Điều 53 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP, thì người nào có một trong những hành vi sau đây sẽ bị phạt tiền từ 10-20 triệu đồng: Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân;… Theo Điều 54, mức phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình. Và theo Điều 57, mức phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với một trong những hành vi: Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật;…
Ngoài bị xử phạt hành chính, những người con bất hiếu còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015 đối với các tội sau: Tội hành hạ người khác (Điều 140), với khung hình phạt cao nhất là 3 năm tù. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình (Điều 185), với khung hình phạt cao nhất là 5 năm tù giam. Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng (Điều 186), với khung hình phạt cao nhất là 2 năm tù giam.
“Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây” và báo hiếu, báo ân tổ tiên, ông bà, cha mẹ là truyền thống, đạo lý, phẩm chất tốt đẹp của dân tộc ta. Tuy nhiên, việc nhớ nguồn hay báo hiếu ấy không phải chỉ được thực hiện mỗi năm một lần vào ngày 15-7 âm lịch, mà đó phải là lẽ sống thường trực trong mỗi con người. Và truyền thống đạo hiếu này nếu càng được đề cao, càng được biểu dương mạnh mẽ thì sẽ trở thành sức mạnh văn hóa vô song cho hôm nay và mãi mãi về sau.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- Samsung sẽ trải qua quý thứ bảy liên tiếp sụt giảm doanh thu
- Cẩn trọng với hình thức quảng cáo TPBVSK như thuốc chữa bệnh trên các website giả mạo
- Mỹ tung gói cứu trợ trị giá 19 tỷ USD giúp ngành nông nghiệp ứng phó dịch Covid
- Để học sinh Việt Nam không “đứt gãy” giấc mơ du học mùa dịch Covid
- Ứng phó bão số 1: Các tỉnh sẵn sàng cấm biển, sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm
- Sản xuất khẩu trang đang là cỗ máy in tiền thời dịch bệnh
- Vietcombank tiên phong kết nối trực tiếp với Cổng Dịch vụ công quốc gia
- Tìm động lực làm việc từ những câu nói của người thành công
- PM to visit Laos, co
- Yamaha Motor Việt Nam tạm dừng sản xuất tới 15/4
- Lãi ròng Vinaconex 3 giảm 97% trong quý I/2020
- Từ hôm nay (1/4), dừng toàn bộ vận tải hành khách đường bộ
- Xiaomi ra mắt website bán hàng trực tuyến, đặt trước Redmi Note 14 và POCO X7
- Giám đốc sân bay Vân Đồn nói về 3 mũi nhọn tạo nên quy trình tối ưu đón khách vùng dịch về
- Các chỉ số chứng khoán Mỹ chốt phiên cuối tuần tăng điểm mạnh
- Giá heo hơi ngày 22/03/2020: Một số địa phương giữ mức giá ổn định
- Audi ra mắt Q5 Sportback đối thủ cạnh tranh với Mercedes
- Giá nước cam tăng mạnh tại nhiều nước vì dịch Covid
- Đề nghị kỷ luật nguyên Trưởng Công an TP Chí Linh Lê Văn Thoan
- Chiếc ô tô SUV Hyundai mới đẹp long lanh giá từ 325 triệu đồng sắp trình làng có gì hay?