【ket qua bong da hnay】Doanh nghiệp FDI: Vững vàng sản xuất và dẫn đầu về xuất khẩu

World Cup 2025-01-11 17:56:11 9814
Xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI đạt hơn 463 tỷ USD
Xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 440 tỷ USD
Giải đáp hoàn thuế cho xuất khẩu tại chỗ của doanh nghiệp FDI
Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư FDI. 	Ảnh: Hương Chi
Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư FDI. Ảnh: Hương Chi

Điểm đến hấp dẫn

Năm 2021, cùng với nỗ lực hết mình và các giải pháp căn cơ, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương, trong hoàn cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều địa phương trên cả nước đã chủ động vào cuộc, lắng nghe, nắm bắt, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp FDI. Nhiều doanh nghiệp FDI cũng cho thấy quyết tâm rất lớn để tiếp tục hoạt động và gắn bó lâu dài tại Việt Nam.

Nhờ đó, bất chấp những khó khăn do dịch Covid-19 gây ra, tính đến 20/12/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2020. Vốn thực hiện của dự án FDI ước đạt 19,74 tỷ USD. Các doanh nghiệp FDI đã đầu tư vào 19/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với trên 241,9 tỷ USD, chiếm 59,3% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản với gần 61,8 tỷ USD (chiếm 15,1% tổng vốn đầu tư); sản xuất, phân phối điện với gần 33,9 tỷ USD (chiếm 8,3% tổng vốn đầu tư).

Bên cạnh đó, vốn đăng ký điều chỉnh có 985 lượt dự án, với tổng vốn đăng ký điều chỉnh tăng thêm đạt trên 9 tỷ USD, tăng 40,5% so với năm 2020. Đây được đánh giá là mức tăng rất mạnh, đồng thời là điểm sáng trong bức tranh thu hút FDI cả năm, cho thấy niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài vào môi trường đầu tư của Việt Nam vẫn rất khả quan.

Cùng với đó, các doanh nghiệp FDI đã và đang có vai trò và đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu hàng hoá và giải quyết việc làm cho người lao động.

Đáng chú ý, đã có tới 59 tỉnh, thành phố trên cả nước thu hút được nguồn vốn các nhà đầu tư FDI trong năm 2021. Trong đó, khu vực phía Nam dù bị ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19 nhưng vẫn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư. Điển hình như Long An xếp thứ 2 cả nước về thu hút FDI trong năm 2021 với trên 3,84 tỷ USD, chiếm 12,3% tổng vốn đầu tư cả nước. TPHCM đứng vị trí thứ ba với gần 3,74 tỷ USD, chiếm gần 12% tổng vốn đầu tư, giảm 14,2% so với cùng kỳ và vị trí thứ tư thuộc về Bình Dương,…

Mới đây, vào ngày 8/12, một dự án với quy mô lên tới hơn 1 tỷ USD được Tập đoàn LEGO (Đan Mạch) và chủ đầu tư Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) ký ghi nhớ hợp tác với sự chứng kiến của Phó Thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh và lãnh đạo các bộ, ngành. Dự kiến, nhà máy của Tập đoàn LEGO tại Bình Dương sẽ được xây dựng trên khu đất rộng 44ha, mang đến 4.000 cơ hội việc làm trong vòng 15 năm tới; hay dự án Nhà máy sản xuất, lắp ráp và thử nghiệm vật liệu bán dẫn tại KCN Yên Phong II-C với với tổng vốn đầu tư đến năm 2035 là 1,6 tỷ USD; dự án Nhà máy điện LNG Long An I và II (Singapore) có tổng vốn đăng ký trên 3,1 tỷ USD; dự án LG Display Hải Phòng (Hàn Quốc), điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 2,15 tỷ USD; dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn II (Nhật Bản) có tổng vốn đăng ký trên 1,31 tỷ USD.

Ngoài ra, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa làm thủ tục qua các cục hải quan thuộc 19 tỉnh, thành phố phía Nam tăng 16% so với cùng kỳ năm trước và chiếm khoảng 41% tổng kim ngạch cả nước. Trong đó, Cục Hải quan TP.HCM đạt 117,76 tỷ USD, tăng 7%; Cục Hải quan Bình Dương đạt 47,61 tỷ USD, tăng 17%; Cục Hải quan Đồng Nai đạt 35,31 tỷ USD, tăng 25%; Cục Hải quan Bà Rịa -Vũng Tàu đạt 21,29 tỷ USD, tăng 45% so với cùng kỳ năm trước.

Tiếp tục khởi sắc

Bên cạnh việc khẳng định sẽ tiếp tục lựa chọn Việt Nam là điểm đến trong thời gian tới, các doanh nghiệp FDI đã đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ trong việc hỗ trợ vắc xin và cho rằng cần tiếp tục chiến lược vắc xin, tăng cường cũng như xây dựng chuỗi cung ứng mạnh mẽ hiệu quả. Triển vọng thu hút vốn FDI ở Việt Nam được xem là rất sáng sủa trong bối cảnh nhiều nhà đầu tư từ các quốc gia phát triển dần chuyển hướng đến Việt Nam. Các nhà đầu tư đến từ Mỹ và EU tin tưởng việc đẩy nhanh cải thiện môi trường kinh doanh, pháp lý và cải cách thể chế sẽ giúp Việt Nam phục hồi nhanh sau đại dịch và sẽ tiếp tục nhận được những khoản đầu tư lớn.

Chia sẻ về kế hoạch mở rộng đầu tư, đưa nhà máy tại Vĩnh Phúc trở thành “cứ điểm” sản xuất lớn nhất của Piaggio trên toàn cầu, ông Gianluca Fiume, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Piaggio Việt Nam cho biết ngoài lợi thế về vị trí địa lý như giáp Hà Nội, không xảy ra lũ lụt, động đất… rất thuận tiện cho việc xây dựng và phát triển công nghiệp, Vĩnh Phúc còn hấp dẫn Piaggio nhờ những lợi thế “mềm”.

“Chúng tôi đã tạo dựng được mối quan hệ gắn kết bền chặt với những người lao động cần mẫn, với những cộng sự lâu năm, với những đối tác tin tưởng và với một chính quyền hành động trong việc hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. Đây chính là những yếu tố ‘mềm’ hấp dẫn nhà đầu tư”, ông Gianluca nhấn mạnh.

Còn theo ông Guru Mallikarjuna, Giám đốc điều hành của Bosch Việt Nam, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề từ đợt dịch bùng phát cuối tháng 4/2021, song Bosch vẫn xác định Việt Nam là thị trường đầu tư lâu dài của tập đoàn tại khu vực. Với tham vọng đưa Việt Nam trở thành trung tâm phát triển hàng đầu của Tập đoàn Bosch toàn cầu, chúng tôi có lộ trình mở rộng trong 5 năm tới thông qua việc tăng gấp đôi công suất của Trung tâm phần mềm cùng với việc thành lập một chi nhánh mới tại Hà Nội, mở rộng quy mô sản xuất tại Đồng Nai và thành lập văn phòng công ty tại TPHCM.

Tương tự, ông Lionel Adenot, Giám đốc quốc gia Công ty Decathlon cho biết, Việt Nam hiện là thị trường sản xuất lớn thứ hai trên toàn cầu. Vì vậy, Việt Nam luôn là quốc gia sản xuất quan trọng và ưu tiên của Decathlon. Tuy nhiên, để mở rộng sự hiện diện của doanh nghiệp tại Việt Nam, theo ông Lionel, Việt Nam phải vững vàng bước qua đại dịch từ cấp độ người dân tới doanh nghiệp và Chính phủ. “Trong ngắn hạn, ưu tiên hàng đầu là hỗ trợ việc tiêm vắc xin đầy đủ cho công nhân làm việc trong tất cả các nhà máy cung ứng, từ đó tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh”, ông Lionel nhấn mạnh.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính từ đầu năm đến hết ngày 15/12/2021, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của nhóm doanh nghiệp FDI đạt 232,2 tỷ USD, tăng 21,2%, tương ứng tăng 40,68 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước, chiếm 73,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/720f791444.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo U19 Cần Thơ vs U19 Đồng Tháp, 13h30 ngày 7/1: Tưng bừng bắn phá

Thúc đẩy hợp tác giữa các địa phương của Việt Nam và Venezuela

Quan chức 4

Vietcombank là ngân hàng duy nhất cung cấp dịch vụ tiền tệ cho 3.000 nhà báo nước ngoài

Thủ tướng: Sắp xếp để vốn nhà nước được quản lý và phát triển tốt nhất

VSMCamp và CSMOSummit 2018: Nơi sáng tạo thăng hoa trên nền tảng công nghệ mới

Các đô thị Đông Nam Á tìm giải pháp thực hiện Thỏa thuận Paris có hiệu quả

Thủ tướng: Không được để kẻ xấu kích động nhân dân

友情链接