Khu đất Dự ánKhu giáo dục Nguyễn Trãi hiện bỏ hoang,treokết quả vô địch italia chỗ ngập úng, nơi cỏ dại mọc um tùm, còn hàng ngàn sinh viên Trường đại học Nguyễn Trãi phải học tập tại một… chung cư đi thuê, với chi phí lên tới cả chục tỷ đồng mỗi năm. | Chỉ lên tấm bản vẽ đã bạc màu, ông Nguyễn Tiến Luận, Hiệu trưởng Trường đại học Nguyễn Trãi bức xúc vì đã hơn 10 năm mà Dự án Khu giáo dục Nguyễn Trãi không thể triển khai. |
Dự án Khu giáo dục Nguyễn Trãi do Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển nhân lực (Ladeco) làm chủ đầu tư, với mong muốn xây dựng một khu giáo dục hiện đại, phối hợp với các trường quốc tế đào tạo gắn với thực hành, khởi nghiệp, sáng tạo... Đất dự án bỏ hoang… Trên tuyến đường Lê Trọng Tấn (quận Hà Đông, Hà Nội), tấm biển “Dự án Khu đô thị thông minh quốc tế” với bản vẽ sơ đồ tổng mặt bằng không gian kiến trúc cảnh quan đã bạc màu, nằm khuất sau những tán cây ven đường. Có lẽ, những người thường qua lại cung đường này không còn để ý đến tấm biển giới thiệu dự án đó nữa, hoặc có chăng, thì chỉ là cảm giác trách móc, nuối tiếc, bởi dường như, Dự án đang “quây tôn giữ chỗ”, khi đã hàng chục năm nay, nó vẫn nằm im lìm ở đó, bất chấp sự phát triển sôi động của hạ tầng khu vực phía Tây Hà Nội những năm qua. Nhưng, với những người dân có đất trong khu vực dự án (thuộc phường Kiến Hưng và phường Phú Lương, quận Hà Đông) thì không như vậy. Nhìn hàng chục héc-ta vốn là đất canh tác, kênh mương tưới tiêu thủy lợi giờ đây là bùn lầy, nước đọng, cỏ dại mọc um tùm, họ không khỏi xót xa. | Hiện trạng một góc diện tích thuộc Dự án Khu Giáo dục Nguyễn Trãi. |
Còn với ông Nguyễn Tiến Luận, Tổng giám đốc Ladeco, Hiệu trưởng Trường đại học Nguyễn Trãi, thì phía sau tấm biển dự án đã bạc màu đó, là những mất mát to lớn và kéo dài cả về kinh tếvà tinh thần. Dự án đô thị đại học thông minh quốc tế này được kỳ vọng sẽ trở thành một quần thể gồm 14 ha khu giáo dục và 20 ha khu đô thị, là nơi đào tạo 15.000 sinh viên Việt Nam và quốc tế, hợp tác với các trường đại học có tiếng của Hàn Quốc theo hướng gắn với thực hành và khởi nghiệp, quy tụ các doanh nghiệpvà chuyên gia nước ngoài làm việc. Song cơ hội đầu tư xây dựng một dự án giáo dục quy mô gắn với đổi mới, sáng tạo mà ông Luận vô cùng tâm huyết, với mong muốn đóng góp cho Thủ đô, cho đất nước, cứ đang trôi đi từng ngày. Ông càng sốt ruột hơn khi Hà Nội và khắp nơi trên cả nước đều nhắc đến khởi nghiệp sáng tạo, đến đầu tư cho “quốc sách” giáo dục, mà một dự án lớn tại Thủ đô được khởi động cách đây cả thập kỷ lại “treo” cho đến hôm nay. Bước qua cánh cổng bằng tôn gá tạm để vào khu vực Dự án, đập vào mắt chúng tôi là một vùng đất trống nằm lọt giữa những tòa nhà cao tầng đang mọc lên xung quanh. Phía xa là hàng bạch đàn xơ xác, cỏ dại um tùm, một vài khoảng mặt nước được người dân tận dụng làm chỗ chăn nuôi vịt. Có tiếng người, đàn chó từ túp lều lụp xụp của người dân nuôi vịt lao ra sủa ầm ĩ. “Đây là phần diện tích của Dự án Khu giáo dục Nguyễn Trãi. Chúng tôi đã tiến hành các bước lập quy hoạch, cập nhật quy hoạch, lấy ý kiến của cộng đồng dân cư trong vùng dự án (thuộc 2 phường Kiến Hưng và Phú Lương); cùng các cơ quan chức năng của quận Hà Đông, các tổ dân phố và bà con tiến hành đo đạc, kiểm điểm, lên phương án đền bù. Bà con đã nhất trí và đồng thuận rất cao, mong muốn Dự án được triển khai để khu vực này phát triển hơn với một dự án về giáo dục hiện đại, tầm cỡ. Nhưng sau cả chục năm, đến giờ, khối tài sản khổng lồ và tiềm năng này vẫn đang là những gì các anh thấy”, ông Luận chua xót. Lật giở những tập hồ sơ mà Công ty Ladeco và chính quyền địa phương đã tiến hành chặt chẽ, theo đúng quy định của pháp luật, ông Luận một lần nữa nhắc đến sự đồng thuận và mong mỏi triển khai Dự án của những người dân ở vùng Dự án. Tài liệu của Dự án thể hiện, tại Văn bản số 285/UBND-ĐC ngày 5/12/2019 về việc tổ chức lấy ý kiến chính quyền địa phương, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư đối với Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 Khu giáo dục Nguyễn Trãi (quận Hà Đông), UBND phường Kiến Hưng (quận Hà Đông) cho biết, sau khi nghiên cứu, xem xét Đồ án, ngày 18/10/2019, UBND phường Kiến Hưng tổ chức hội nghị công bố Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 khu giáo dục Nguyễn Trãi. Tại hội nghị công bố, có 36 phiếu tham gia góp ý, tất cả ý kiến đóng góp trực tiếp đồng ý với nội dung Đồ án. UBND phường Kiến Hưng đã thông báo niêm yết công khai từ ngày 18/10/2019 đến ngày 18/11/2019. Trong thời gian 30 ngày niêm yết công khai, UBND phường Kiến Hưng không nhận được phản ánh hay kiến nghị gì từ phía người dân. Còn tại phường Phú Lương, theo Văn bản số 764/UBND-ĐC, ngày 6/12/2019 của UBND phường Phú Lương (quận Hà Đông, Hà Nội) về việc tổ chức lấy ý kiến của cộng đồng dân cư về Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 Khu giáo dục Nguyễn Trãi, ngày 29/10/2019, UBND phường đã phối hợp với Công ty Ladeco tổ chức hội nghị lấy ý kiến với sự tham gia của các phòng, ban chuyên môn của UBND quận Hà Đông, lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các ngành, đoàn thể, tổ dân phố, các hợp tác xã, xã viên hợp tác xã, cộng đồng dân cư và các tổ chức có liên quan. Một số ý kiến đề nghị chủ đầu tư tiếp thu, chỉnh sửa Đồ án, ghi nhận hiện trạng đất đang sử dụng của Hợp tác xã và kênh mương nội đồng. Tiếp thu ý kiến tại hội nghị này, ngày 11/11/2019, đại diện các bên (Công ty Ladeco và UBND phường Phú Lương, Tổ trưởng các tổ dân phố 6, 7, 8, 9, Hợp tác xã Nhân Trạch) đã xuống vị trí Dự án, ghi nhận các kênh, mương thủy lợi, diện tích đất đang canh tác của bà con. Đồng thời, UBND phường Phú Lương đã niêm yết công khai Đồ án Điều điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 Khu giáo dục Nguyễn Trãi (từ ngày 30/10/2019 đến ngày 30/11/2019). Qua thời gian 30 ngày niêm yết công khai, UBND phường Phú Lương không nhận được thêm phản ánh hay kiến nghị gì từ phía người dân. … và hàng ngàn sinh viên đi thuê nơi học tập Cách khu vực dự án “treo” hàng chục héc-ta đó khoảng hơn một cây số, gần 1.000 sinh viên Trường đại học Nguyễn Trãi đang phải học tập tại các lớp học đi thuê mặt bằng của một tòa chung cư. | Hàng nghìn sinh viên Đại học Nguyễn Trãi đang học tập tại mặt bằng đi thuê ở tòa nhà này, phía trên là các hộ dân sinh sống. |
Chúng tôi tới Trường đại học Nguyễn Trãi vào thời điểm khoảng 400 sinh viên của Trường đang đi học quân sự, khung cảnh vắng vẻ hơn, nhưng TS. Nguyễn Tiến Luận vẫn thúc các cán bộ nhà trường khẩn trương sửa chữa, sắp xếp, tận dụng những khoảng trống ít ỏi để có thêm không gian cho sinh viên học tập, sinh hoạt. Trong một góc chỉ khoảng trên 10 m2, một chiếc máy tập chạy và 2 chiếc máy tập thể dục dành cho sinh viên được đặt sát nhau, khiến chúng tôi không khỏi ngậm ngùi khi nghĩ đến những khu giáo dục thể chất, nhà tập đa năng khang trang ở các trường học khác. | Trong khi hàng chục héc-ta đất dự án chưa thể triển khai, thì thầy và trò Trường Đại học Nguyễn Trãi phải tận dụng từng diện tích nhỏ nhất cho sinh hoạt và học tập. |
“Các hoạt động lớn chúng tôi đều phải thuê cơ sở bên ngoài để đảm bảo điều kiện học tập, sinh hoạt cho sinh viên. Còn tại địa điểm tập trung này, thầy, trò phải “liệu cơm gắp mắm” vì mặt bằng chật chội, dù phải bỏ ra hơn 500 triệu đồng tiền thuê mỗi tháng”, ông Luận giãi bày. Hiệu trưởng Trường đại học Nguyễn Trãi cho hay, với phương châm đào tạo gắn với thực hành, nhà trường đã đầu tư trang thiết bị dạy, học hiện đại, công phu để đào tạo sinh viên có đủ kiến thức chuyên môn, kỹ năng, trình độ công nghệ, theo hướng tiên phong đào tạo công dân toàn cầu. Nhưng với điều kiện cơ sở vật chất đang phải đi thuê, hoạt động đầu tư vẫn phải hạn chế lại để tránh lãng phí. “Đây là thiệt thòi cho thầy và trò của Trường, nhưng chúng tôi cũng không biết khi nào mới hết cảnh đi thuê mượn tạm bợ, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học như thế này”, TS. Luận ngậm ngùi nói. Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Nguyễn Tiến Luận, Tổng giám đốc Ladeco, Hiệu trưởng Trường đại học Nguyễn Trãi cho biết, không có bất cứ vướng mắc nào về thủ tục, về quy trình triển khai Dự án Khu giáo dục Nguyễn Trãi theo phê duyệt của cơ quan chức năng.
“Chúng tôi đã tiến hành chi tiết từng công việc nhỏ nhất, đảm bảo nhất quyền lợi hợp pháp và chính đáng của bà con nhân dân trên địa bàn Dự án. Đến nay, bà con đều đang rất mong mỏi Dự án được triển khai để không còn cảnh khu đất bị bỏ hoang, khai thác tạm bợ như hiện nay”, ông Luận cho biết. |