【kết qua bong da ngoai hang anh】Gỡ khó cho bất động sản cần các giải pháp mạnh tay hơn

  发布时间:2025-01-25 16:49:39   作者:玩站小弟   我要评论
Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường tài chính, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản Quyết kết qua bong da ngoai hang anh。
Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường tài chính,ỡkhóchobấtđộngsảncầncácgiảiphápmạnhtayhơkết qua bong da ngoai hang anh trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản Quyết liệt các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh Đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tháo gỡ vướng mắc pháp lý cho tất cả dự án bất động sản
Gỡ khó cho bất động sản cần các giải pháp mạnh tay hơn
Kết quả khảo sát cũng chỉ ra, các DN BĐS tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Ảnh: H.Anh

Đánh giá về mức độ tác động của các cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS, khảo sát của Hội Môi giới BĐS Việt Nam (VARS) với hơn 500 DN thuộc lĩnh vực BĐS (trong đó, có 11% DN phát triển dự án, 60% DN kinh doanh dịch vụ và 29% DN hoạt động đa lĩnh vực) cho thấy, về nguồn cung, có tới 43% DN được khảo sát cho biết các cơ chế, chính sách mới được ban hành từ đầu năm 2023 đã có tác động tích cực, rất tích cực tới nguồn cung BĐS. 57% DN đánh giá các cơ chế, chính sách này mới chỉ ghi nhận tác động ở mức độ bình thường.

Về tâm lý nhà đầu tư, dữ liệu khảo sát cho thấy, chỉ có 21% DN được khảo sát đánh giá các cơ chế, chính sách mới được ban hành từ đầu năm 2023 đến nay thực sự có tác động tích cực, rất tích cực tới tâm lý nhà đầu tư.

Các DN còn lại đều cho rằng, sau một thời gian quan sát và theo dõi, không thấy được sự chuyển biến thực sự và rõ rệt của thị trường nên khách hàng, nhà đầu tư sau khi ổn định tâm lý vẫn xác định “chậm mà chắc”, vô cùng “thận trọng” trước các quyết định của mình.

Về tiếp cận vốn, có tới hơn 70% DN cho biết, các cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn chưa thực sự phát huy được tác dụng. 30% còn lại ghi nhận tác động tích cực thuộc nhóm có nhu cầu, cần giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động phát hành trái phiếu.

Sau khi Nghị định số 08/NĐ-CP được ban hành và một số động thái từ phía Ngân hàng Nhà nước, việc huy động vốn từ trái phiếu DN đã bắt đầu có dấu hiệu phục hồi.

Đánh giá về động thái của chính quyền địa phương trong khâu thực thi các cơ chế, chính sách mới được ban hành, có tới 50% DN được khảo sát cho biết, cơ quan quản lý tại địa phương đã bắt đầu tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách để tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS; 14% cho biết các hoạt động này đã mang lại kết quả cụ thể, các dự án căn bản đã xác định được hướng giải quyết. Trong đó, điển hình phải kể đến là các địa phương như TPHCM, Bình Thuận, Đà Nẵng, Hà Nội,…

Đánh giá về hoạt động điều hành, hỗ trợ DN của chính quyền địa phương nơi DN đăng ký kinh doanh, phân phối, phát triển dự án, 2/3 DN cho biết, chính quyền địa phương nơi DN hoạt động kinh doanh đã có động thái tuyên truyền, hướng dẫn, tổ chức thực hiện chính sách. Nhưng chỉ có gần 15% DN đánh giá việc thực hiện các chính sách hỗ trợ tiếp cận đất đai, bao gồm công tác giải phóng mặt bằng, quyền sử dụng đất,.... đạt mức độ hiệu quả, rất hiệu quả.

28% DN đánh giá việc thực hiện các chương trình tiếp cận vốn vay ưu đãi, các chương trình hỗ trợ xúc tiến, kết nối là không hiệu quả, rất không hiệu quả. Một số địa phương có hoạt động điều hành, hỗ trợ DN được đánh giá cao như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Đà Nẵng, Nghệ An, TPHCM

Kết quả khảo sát cũng chỉ ra, các DN BĐS tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Cụ thể, 50% DN cho biết họ gặp khó khăn lớn nhất về giao dịch, tiếp đến là khó khăn về pháp lý đất đai; vốn, thị trường trái phiếu, tín dụng với lần lượt 21%, 22% DN được khảo sát lựa chọn. Số lượng DN BĐS giải thể tiếp tục xu hướng tăng.

Dữ liệu từ khảo sát của VARS với các hội viên VARS là sàn giao dịch BĐS cho thấy, có tới 20% sàn đối diện nguy cơ giải thể, phá sản; 40% sàn đang phải nỗ lực chống đỡ để duy trì, chỉ còn hoạt động với một vài nhân sự nòng cốt. Phần còn lại có khả năng chống đỡ, nhưng sức chống chịu không cao.

Số lượng DN BĐS quay trở lại hoạt động, tuyển dụng ghi nhận tăng ở một số địa phương có thị trường BĐS phục hồi tốt nhưng không nhiều. Nếu tình hình khó khăn trên thị trường BĐS tiếp tục duy trì, có tới 25% DN chỉ có thể trụ được tới hết quý 3/2023; nếu khó khăn tiếp tục duy trì đến hết năm 2023, số lượng DN có nguy cơ phá sản sẽ tiếp tục tăng cao.

Các môi giới, sàn giao dịch cũng đang đối diện với những rủi ro không nhận được hoa hồng đúng hẹn. Các sàn giao dịch cũng có khả năng bị phạt, bị xử lý vì đến hạn mà không có tiền nộp thuế, không có tiền nộp bảo hiểm xã hội,... do không có nguồn thu; bị chủ cho thuê mặt bằng đòi mặt bằng trước hạn, cắt nước, cắt điện... do chậm thanh toán, không có tiền thanh toán.

Theo VARS, Chính phủ, các cơ quan ban ngành cũng đang phải đối mặt với thách thức rất lớn trong nỗ lực vực dậy thị trường BĐS. Để thị trường có thể đạt được những chuyển biến rõ rệt, đặc biệt cần thêm nhiều giải pháp thật sự cụ thể, chi tiết và mạnh tay hơn nữa từ phía Chính phủ, các bộ, ngành. Các hành động này phải thật nhanh, thật mạnh, thật dứt khoát và triệt để, tránh tình trạng ngắt quãng, đứt đoạn khiến đà phục hồi bị mất.

相关文章

最新评论