【thi đấu bóng đá đêm nay】Quản lý đất đai yếu kém làm thất thoát nguồn lực sau cổ phần hoá
>> Giao đất không đấu giá nảy sinh nhiều vấn đề không minh bạch
Thất thoát nguồn lực lớn từ đất đai sau cổ phần hoá
Theảnlýđấtđaiyếukémlàmthấtthoátnguồnlựcsaucổphầnhoáthi đấu bóng đá đêm nayo đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (Hoà Bình), qua kết quả giám sát thực hiện chính sách pháp luật về quản lý sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp (DN) và cổ phần hóa DN nhà nước (DNNN) giai đoạn 2011 - 2016 đã chỉ ra rất nhiều sai phạm nghiêm trọng trong quản lý và sử dụng đất.
Có ý kiến cho rằng có lợi ích nhóm trong cổ phần hóa, gây thất thoát đất đai, biến đất công trở thành đất tư, gây bức xúc trong nhân dân. Trước vấn đề này, đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết nguyên nhân, giải pháp khắc phục và khả năng thu hồi những khoản thất thoát này cũng như xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân vi phạm.
Trả lời chất vấn của đại biểu, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đồng tình với ý đại biểu nêu là có việc quản lý đất đai không chặt chẽ, khi cổ phần hoá DN sử dụng đất không đúng mục đích, cho thuê, cho mượn. Trách nhiệm trong vấn đề này thuộc về người đứng đầu DN, về ngành Tài nguyên môi trường và UBND các cấp.
Trước đây, khi chưa có Nghị định 01/2017/NĐ-CP và Nghị định 126/2017/NĐ-CP, có tình trạng chưa rà soát lại và chưa có phương án để sắp xếp bố trí quỹ đất cho DN khi cổ phần hoá, cũng như tính toán sử dụng đất sao cho hiệu quả, để tạo điều kiện cho DN tiếp tục hoạt động theo đúng tiêu chí.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, việc thất thoát nguồn lực sau khi cổ phần hóa chính là do chúng ta chưa làm tốt công tác quản lý đất. Sau khi cổ phần hóa, nhiều DN đã lập tức chuyển đổi mục đích sử dụng, vi phạm cả về 2 nội dung:
Thứ nhất là không đúng tiêu chí hoạt động, tức là chuyển sang kinh doanh thương mại và bất động sản, không đúng với mục tiêu khi cổ phần hoá.
Thứ hai, quá trình chuyển mục đích sử dụng đã không đưa vào đấu giá mà áp đặt giá thấp không theo thị trường. "Đây là thất thoát rất lớn nguồn lực từ đất đai" - Bộ trưởng cho biết.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định Nghị định 01, Nghị định 126 vừa được ban hành năm 2017 đã khắc phục triệt để, cơ bản tình trạng này. Hiện nay, vấn đề quan trọng là làm sao để khâu đấu giá, định giá đưa ra giá đất sát hơn với thị trường, công khai với nhân dân, với cơ quan quản lý.
Theo lãnh đạo ngành Tài nguyên môi trường, những biện pháp như vậy chúng ta hoàn toàn làm được và cơ quan này sẽ quan tâm, xem xét để không có hiện tượng lợi dụng khi tính giá đất, đưa định giá về sát với giá thị trường.
Rà soát, thu hồi diện tích đất sử dụng chưa phù hợp
Trước đó, tại báo cáo giám sát về vấn đề này, Đoàn giám sát của Quốc hội nhận định: Nhiều DNNN quản lý đất chưa chặt chẽ. Nhiều diện tích đất sử dụng không hiệu quả, không đúng mục đích, bị lấn chiếm, tranh chấp, chưa có đầy đủ hồ sơ pháp lý, chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính về đất với ngân sách nhà nước (NSNN). Một số DNNN chuyển nhượng đất được Nhà nước cho thuê dưới hình thức góp vốn liên doanh, hợp tác đầu tư bằng giá trị lợi thế quyền thuê đất, sau đó thực hiện thoái toàn bộ phần vốn góp, thực chất là hình thức lách luật để chuyển nhượng đất.
Hoạt động này cùng với những bất cập, thiếu minh bạch trong xác định giá trị lợi thế quyền thuê đất khi góp vốn của DN, xác định giá trị khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất của các địa phương đã tạo cơ hội để các tổ chức, cá nhân trục lợi, tham nhũng, gây thất thoát vốn, tài sản nhà nước.
Theo đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) khi phát biểu tại phiên thảo luận về giám sát cổ phần hoá, việc thất thoát tài sản nhà nước liên quan phổ biến đến đất đai, khi xác định giá đất để cổ phần hóa không thực hiện đúng quy định Luật Đất đai mà chủ yếu dùng bảng giá do địa phương quy định, khiến giá thấp hơn giá thị trường. Như vậy, đây là trách nhiệm của UBND hay cơ quan quản lý về đất đai địa phương khi định giá đất đai thấp trong cổ phần hóa, chuyển đất công sang đất tư.
Dẫn chứng về sự yếu kém trong quản lý đất đai, đại biểu nêu số liệu cho thấy có tới 95% các vụ khiếu kiện liên quan đất đai. "Có thể nói, chúng ta không thành công chưa nói là thất bại trong quản lý kinh tế với đất đai nên xảy ra tình trạng hỗn loạn như trên" - đại biểu nhận xét.
Đồng tình với nhận định này, đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang) cho rằng, xử lý đất đai và xác định giá trị quyền sử dụng đất trong các giá trị DN cổ phần hóa là vấn đề gây rối ren và bức xúc, gây thất thoát NSNN hiện nay trong quá trình cổ phần hóa. Có hiện tượng DN quản lý đất vàng đưa vào cho thuê và những hình thức lách luật khác khi cổ phần hóa gây thất thoát và gây lãng phí...
Do đó, đại biểu đề nghị Chính phủ sớm rà soát và thu hồi những diện tích đất DN sử dụng chưa phù hợp, không đúng quy hoạch, đồng thời chấn chỉnh cách tính giá thuê đất một cách khẩn trương, minh bạch, mạnh mẽ để giải quyết có hiệu quả vấn đề đất đai trước khi cổ phần hóa hiện nay, tránh gây thất thoát và gây bức xúc trong dân./.
H.Y