当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【ket qua bong da rang sang nay】Hiệp định EVFTA giúp giảm thiểu tác động tiêu cực từ bối cảnh quốc tế

Tăng kết nối,ệpđịnhEVFTAgiúpgiảmthiểutácđộngtiêucựctừbốicảnhquốctếket qua bong da rang sang nay tối đa hoá lợi ích của Hiệp định EVFTA Nhìn lại 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA và 4 giải pháp để tận dụng hiệu quả thị trường EU

Đây là ý kiến các chuyên gia tại tọa đàm về Hiệp định EVFTA với chủ đề “Triển khai hiệu quả hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu: Vai trò của nghiên cứu và chính sách công nghiệp”.

Toạ đàm do Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Trung tâm quốc gia về Nghiên cứu kinh tế ứng dụng tại Italia (CiMET) và Đại sứ quán Italia tại Hà Nội vừa tổ chức tại Hà Nội.

Toạ đàm là một trong nhiều sự kiện đánh dấu 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Italia (23/3/1973 – 23/3/2023), đồng thời chào mừng Ngày Khoa học Italia (15/4/2023) và hướng tới hưởng ứng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5/2023). Tọa đàm hướng đến việc tạo dựng và phát triển một môi trường học thuật, chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng mới, chuyên sâu và các kết quả nghiên cứu khoa học về quan hệ song phương Việt Nam – Cộng hòa Italia.

Hiệp định EVFTA giúp giảm thiểu tác động tiêu cực từ bối cảnh quốc tế
Toạ đàm được tổ chức trực tiếp kết hợp với trực tuyến với các chuyên gia từ Italia

Tại toạ đàm, các chuyên gia đánh giá, hai năm đầu thực thi Hiệp định EVFTA vừa qua cũng là khoảng thời gian mà bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam phải đối mặt với những biến động chưa từng có tiền lệ: đại dịch COVID-19, đứt gãy các chuỗi cung ứng, xung đột Nga-Ukraina, khủng hoảng năng lượng, lương thực… Tuy nhiên, các số liệu vĩ mô thể hiện Hiệp định EVFTA đã góp một phần quan trọng làm giảm các tác động bất lợi từ bối cảnh quốc tế, đồng thời thúc đẩy sự phát triển lên tầm cao mới của quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu.

Về thương mại, tổng kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang EU qua hơn hai năm đầu triển khai (8/2020 đến hết năm 2022) đạt 102,4 tỷ USD, tức trung bình 41 tỷ USD/năm, cao hơn khoảng 24% so với kim ngạch xuất khẩu trung bình hàng năm trong giai đoạn 2016-2019 trước đó. Xuất siêu của Việt Nam sang thị trường EU ước đạt 31,8 tỷ USD, tăng 36,8% so với năm 2021. Tỷ lệ hàng xuất khẩu tận dụng ưu đãi thuế quan EVFTA tăng đều trong hai năm thực thi Hiệp định này, từ mức 14,8% vào năm 2020 lên mức 24,5% trong 6 tháng đầu năm 2022.

Riêng đối với thị trường Italia, Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Italia trong khu vực ASEAN và Italia là đối tác EU lớn thứ 4 của Việt Nam. Từ năm 2010 đến năm 2022, kim ngạch thương mại song phương giữa hai quốc gia đã tăng trưởng ấn tượng, đạt giá trị gấp đôi so với cách đây 12 năm. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Italia đạt mức cao kỷ lục 6,2 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2021.

Về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trong năm 2022, tổng vốn đầu tư FDI của các quốc gia Liên minh Châu Âu vào Việt Nam đạt 27,8 tỷ USD thông qua 2308 dự án, đạt 6% tổng vốn đầu tư FDI đăng ký vào Việt Nam, đưa EU lên đứng ở vị trí thứ 6 các đối tác đầu tư FDI nhiều nhất vào Việt Nam.

Về phía Italia, các tập đoàn, doanh nghiệp của quốc gia này cũng đã đầu tư 412,19 triệu USD thông qua 135 dự án tại Việt Nam trong năm vừa qua, khẳng định vị thế của Italia trong top 10 các quốc gia đối tác thuộc EU triển khai FDI mạnh mẽ nhất vào thị trường Việt Nam.

Nhìn chung trong quá trình triển khai Hiệp định EVFTA vừa qua, các doanh nghiệp Việt Nam đã được hưởng lợi khả quan từ EVFTA, chủ yếu từ các ưu đãi thuế quan đối với hàng xuất-nhập khẩu, bên cạnh đó là các hiệu ứng tích cực trong việc gia tăng đơn hàng, doanh thu, lợi nhuận. Tiềm năng đang trải rộng đối với nhiều ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ của cả hai phía trong khuôn khổ thực thi EVFTA trong thời gian tới.

Về phía các doanh nghiệp Italia, họ hoàn toàn có những lợi thế lớn khi đầu tư FDI vào Việt Nam bởi hai quốc gia có nhiều điểm tương đồng, từ dân số, khí hậu, vị trí địa lý tới ẩm thực. Không chỉ vậy, người dân hai nước có mối đoàn kết gắn bó chặt chẽ với nhau.

Các chuyên gia khuyến nghị, Việt Nam cũng cần lưu ý tới thúc đẩy cải cách toàn diện về kinh tế, thể chế để nhằm tạo ra cú hích năng suất, tạo điều kiện thuận lợi tuân thủ các hiệp định về phi thuế quan thông qua các chính sách nghiên cứu, đổi mới sáng tạo và chính sách phát triển công nghiệp. Đặc biệt, trong dài hạn, Việt Nam cần có các chính sách hỗ trợ nhằm phát triển các ngành mũi nhọn, phát huy lợi thế, nhưng vẫn cần bảo đảm các cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do mà Hiệp định EVFTA là một câu chuyện.

分享到: