【keo bong da ngay mai】Thu phí tự động không dừng: Vì sao lại chậm?
Vẫn còn rất mơ hồ
Dù đã triển khai dán thẻ Etag từ giữa năm 2016 nhưng đến nay mới có 17 trạm BOT chính thức vận hành thu giá tự động với tối thiểu hai làn và tỉ lệ người trả phí tự động tại các trạm đã triển khai còn rất thấp.
Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, Công ty VETC (đơn vị cung cấp dịch vụ thu giá tự động) đã triển khai ký hợp đồng dịch vụ với 22/24 trạm trên Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên và đang tiếp tục đàm phán với 2 trạm còn lại là trạm Quốc lộ 1 đoạn Cần Thơ - Phụng Hiệp và trạm Quốc lộ 1 tại Cam Thịnh (Khánh Hòa). Trong số 22 trạm đã ký hợp đồng, hiện đã chính thức vận hành thương mại 12 trạm (Bắc Ninh, Hoàng Mai - Nghệ An, Quảng Đông - Quảng Binh, Phú Bài, Phước Tượng, Hòa Phước, Tam Kỳ, Tư Nghĩa, Đức Long Gia Lai 1, Đức Long Gia Lai 2, Toàn Mỹ 14, Quán Hàu); hoàn thành lắp đặt hệ thống 6 trạm (Bắc Bình Định, Nam Bình Định, Bình Thuận, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cai Lậy - Tiền Giang) và đang triển khai thi công 3 trạm (Cầu Đồng Nai, Bến Thủy, Bến Thủy 2). Công ty cũng đã cung cấp và tiến hành dán thẻ Etag cho 270.000 phương tiện giao thông.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể cũng khẳng định sẽ đẩy mạnh việc lắp đặt thiết bị để thu phí tự động không dừng. Và để hoàn thành mục tiêu trên, việc làm ưu tiên là cần dán thẻ Etag trên toàn bộ ôtô đang lưu hành trên cả nước, theo đó sẽ dán thẻ Etag cho trên 3,2 triệu ô tô trong năm 2018 để đến năm 2019, tất cả các trạm BOT trên toàn quốc sẽ thực hiện việc thu phí tự động. Mới đây, Công ty TNHH Thu phí tự động VETC và Tổng công ty Viễn thông Viettel đã ký thỏa thuận hợp tác hỗ trợ kênh thanh toán, nạp tiền dịch vụ thu giá tự động không dừng VETC thông qua giao dịch và ứng dụng BankPlus của hệ thống thanh toán Viettel. Theo đó, sẽ có 300.000 điểm giao dịch của Viettel hỗ trợ khách hàng nạp tiền vào tài khoản thu giá không dừng. Các biện pháp hỗ trợ đẩy nhanh việc thu phí tự động không dừng trên toàn quốc đã và đang được triển khai đồng bộ, vậy nhưng vì sao người dân vẫn còn băn khoăn trong thực hiện?
Cho ý kiến về nguyên nhân của vì sao người dân chưa mặn mà với thu phí tự động không dừng, ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho rằng, lộ trình thực hiện việc thu phí không dừng đã được triển khai từ vài năm nay nhưng vì nhiều lý do mà hiệu quả của lộ trình này vẫn còn rất khiêm tốn. Một trong những nguyên nhân khiến việc thu phí tự động không dừng vẫn dậm chân tại chỗ trong thời gian qua là do có việc một số nhà đầu tư né tránh không muốn thu phí tự động vì ngại minh bạch. Đồng thời, người dân còn hoang mang, chưa hiểu hết về hình thức thực hiện cũng như lợi ích của việc thu phí tự động không dừng. Hoặc nếu có hiểu biết về hình thức thu phí này thì cũng không đồng ý cho dán tem vì trước đây chưa có nhiều trạm thu phí triển khai thu phí không dừng hoặc có triển khai thì mới có một làn còn phần lớn đều thu phí theo mô hình cũ.
“Đặc biệt theo tôi, cần có thêm đơn vị cung cấp dịch vụ thu giá tự động, bởi hiện nay mới chỉ có duy nhất VETC được chính thức cung cấp dịch vụ này. Nhiều người lo ngại nếu chỉ có duy nhất VETC sẽ làm xuất hiện tình trạng độc quyền, không có sự lựa chọn cho doanh nghiệp cũng như người dân”, ông Thanh đề xuất.
Liệu có hiệu quả?
Đồng quan điểm với ông Nguyễn Văn Thanh, TS Nguyễn Xuân Thủy, chuyên gia giao thông cho rằng, hiện người dân vẫn chưa hiểu hết được lợi ích của việc thu phí tự động không dừng mang lại, đặc biệt là việc dán thẻ Etag. Nhiều xe đã dán thẻ Etag rồi nhưng vẫn không biết nạp tiền vào kiểu gì? Sử dụng ra sao? Bên cạnh đó nhiều người dân vẫn còn nặng tâm lý thích sử dụng tiền mặt nên hiệu quả của việc triển khai thu phí tự động không dừng vẫn còn rất thấp.
Còn theo chuyên gia kinh tế, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và phát triển, Đại học Kinh tế Quốc dân Đặng Đình Đào, nhiều người dân cứ đòi công khai, minh bạch trong việc thu phí BOT thì việc dán thẻ Etag chính là một hình thức trả phí rất rõ ràng, minh bạch và đơn giản. Nếu việc thu phí thủ công hiện nay vừa mất thời gian vừa khiến người dân lo ngại về tính minh bạch thì việc thu phí tự động không dừng sẽ giúp người dân có thể dễ dàng biết được một ngày có bao nhiêu xe đi qua, thu được bao nhiêu tiền tiền. Tem dán miễn phí, nộp tiền đơn giản như nộp thẻ điện thoại, đi hết bao nhiêu thì trả bấy nhiêu tiền. Một năm đi nhiều hay đi ít thì cũng rõ ràng, việc nạp tiền lại tiện lợi. Theo tôi được biết hiện có thể nạp tiền trực tiếp tại các trạm thu giá, các trung tâm đăng kiểm kết nối với VETC, các điểm giao dịch Viettel, qua mạng internet, qua ngân hàng, qua thẻ cào điện thoại... Cái quan trọng là cần thông tin rõ đến người dân bởi nhiều người khi được hỏi vẫn không biết thẻ Etag là thẻ gì, hoạt động ra sao? Đóng phí thế nào?
相关推荐
- Dừng tìm kiếm diện rộng các nạn nhân mất tích do mưa lũ tại Sa Pa
- Vietnamese, Cambodian top legislators stressed traditional ties 'value assets' in volatile world
- Việt Nam attends 10th Council of ASEAN Chief Justice Meeting
- Vice President attends Women CEOs Summit 2022
- Phát triển thị trường tài chính toàn diện để xây dựng thành công các trung tâm tài chính
- Prime Minister highlights importance of law observance
- ASEAN armies promote regional cohesion for peace
- Senator pledges more contributions to Việt Nam