Điểm nghẽn về hạ tầng Phát biểu tại Hội nghị Xúc tiến và Phát triển xuất khẩu vùng Đồng bằng sông Cửu Long do Bộ Công thương tổ chức tại TP. Cần Thơ vào đầu tháng 9/2024, Phó chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Nguyễn Thực Hiện cho rằng, vùng Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 13% diện tích và 18% dân số cả nước, giữ vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế và sự phát triển chung của cả nước. Đây là vùng có nhiều tiềm năng, cơ hội, lợi thế phát triển, là trung tâm sản xuất lớn nhất cả nước về lương thực, thực phẩm, thủy sản, trái cây… Theo mục tiêu phát triển đề ra đến năm 2030, tăng trưởng bình quân của vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021 - 2030 đạt khoảng 6,5-7%/năm, quy mô nền kinh tế năm 2030 gấp 2 - 2,5 lần so với năm 2021, dẫn tới nhu cầu rất lớn đối với dịch vụ logistics. “Thời gian qua, TP. Cần Thơ cũng như các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã đạt được nhiều kết quả nổi bật về kinh tế - xã hội, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế hiện có. Một trong những nguyên nhân là lĩnh vực logistics chưa phát triển, tạo thành điểm nghẽn, hạn chế năng lực cạnh tranh, cơ hội đưa sản phẩm của vùng đến với người tiêu dùng...”, ông Nguyễn Thực Hiện chia sẻ. Dự ánđầu tưcảng Trần Đề có vốn đầu tư lớn, do vậy, ngoài nguồn vốn kêu gọi xã hội hóa đầu tư các bến cảng theo quy hoạch, cần xem xét bố trí các nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng hàng hải công cộng, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông đồng bộ với lộ trình kêu gọi đầu tư hạ tầng bến cảng, nhằm tăng tính hấp dẫn để kêu gọi đầu tư bằng nguồn vốn tư nhân, tương tự các khu bến cảng cửa ngõ khác (Lạch Huyện, Liên Chiểu) đã kêu gọi đầu tư trong thời gian qua. - UBND tỉnh Sóc Trăng |