欢迎来到88Point

88Point

【du doan kq bd】Doanh nghiệp chế biến gỗ bắt tay nhau cùng phát triển

时间:2025-01-12 06:12:33 出处:Thể thao阅读(143)

doanh nghiep che bien go bat tay nhau cung phat trien

Việc liên kết sẽ giúp gia tăng sự chuyên môn hóa trong chuỗi cung ứng ngành chế biến gỗ. Ảnh: N.Hiền


Tại Diễn đàn doanh nghiệp “Kết nối vì mục tiêu phát triển bền vững ngành chế biến gỗ” do Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFORES),ệpchếbiếngỗbắttaynhaucùngpháttriểdu doan kq bd Hội mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định (FPA Bình Định) phối hợp với Tổ Chức Forest Trends tổ chức ngày 14/4, các chuyên gia đã giới thiệu nhiều mô hình liên kết hiệu quả đã được triển khai với những lợi ích kinh tế tăng lên đáng kể.

Các liên kết này giúp nâng cao hiệu quả của chuỗi cung ứng thông qua việc tập trung nguồn lực thực hiện chuyên môn hóa, giảm chi phí giao dịch và chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.

Cụ thể, tại một số tỉnh phía Nam đã hình thành những mô hình liên kết giữa công ty nhập khẩu nguyên liệu và công ty chế biến gỗ xuất khẩu. Điển hình là mô hình chợ gỗ nguyên liệu của Công ty TAVICO (Đồng Nai) hay công ty Tiến Đạt (Quy Nhơn). Trong mô hình này, công ty nhập khẩu nguyên liệu đóng vai trò là nguồn cung một phần gỗ đầu vào cho các doanh nghiệp chế biến. Nguồn gỗ nguyên liệu được nhập khẩu từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm cả gỗ tròn và gỗ xẻ. Tùy theo yêu cầu về chủng loại, số lượng, thời gian giao hàng của các công ty chế biến, công ty cung ứng nguyên liệu có thể cung trực tiếp nguồn gỗ nhập khẩu, hoặc thực hiện việc sơ chế nhằm đáp ứng các yêu cầu của các công ty chế biến.

Bên cạnh đó là mô hình cung ứng gỗ nguyên liệu rừng trồng (keo, tràm) cho các công ty chế biến gỗ xuất khẩu. Mô hình của Công ty Thanh Hòa (TP.HCM) là một ví dụ. Theo chia sẻ của DN, Công ty Thanh Hòa đi tìm hiểu nhu cầu sử dụng gỗ nguyên liệu của một số công ty chế biến. Trên cơ sở đó, Thanh Hòa kết nối với các xưởng xẻ tại các vùng nguyên liệu để đặt hàng nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng, đáp ứng được các yêu cầu của các doanh nghiệp chế biến. Thanh Hòa cũng tổ chức tập huấn đào tạo cho một số xưởng xẻ, nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm trong công đoạn sơ chế. Hiện công ty đang nỗ lực mở rộng liên kết với các doanh nghiệp chế biến, nhằm tăng đơn hàng từ các doanh nghiệp này,

Một mô hình khác cũng đã được triển khai là sự liên kết giữa công ty nhập khẩu gỗ nguyên liệu và làng nghề. Cụ thể, Công ty TAVICO đã liên kết với một số hộ gia đình thuộc làng nghề gỗ tại Hố Nai, các sản phẩm liên kết được tiêu thụ hoàn toàn tại thị trường nội địa. Trong mô hình này, TAVICO chịu trách nhiệm đào tạo, nâng cao tay nghề cho các hộ; phối hợp với các hộ nâng cao chất lượng sản phẩm; cung cấp nơi trưng bày sản phẩm; phát triển kênh phân phối sản phẩm… Đổi lại, TAVICO được cung ứng gỗ nguyên liệu đầu vào cho các hộ làng nghề.

Ông Tô Xuân Phúc, đại diện VIFOREST đánh giá, hình thức liên kết giữa TAVICO và các hộ thuộc làng nghề là mô hình mới, sản phẩm tạo ra trong liên kết đáp ứng được các yêu cầu thị hiếu của người mua thuộc thị trường nội địa. Kênh phân phối truyền thống cũng được tận dụng tối đa. Chất lượng sản phẩm được nâng lên, với hình thức kinh doanh không còn mang tính chất chộp giật như trước. Kéo theo đó, các hộ gia đình không tham gia liên doanh cũng phải thay đổi chất lượng để cạnh tranh, qua đó thúc đẩy thị trường phát triển. Ông Phúc cho rằng mô hình này cũng có thể áp dụng được tại một số làng nghề chế biến gỗ truyền thống khu vực phía Bắc.

Nhiều doanh nghiệp khác cũng đang tham gia vào mô hình liên kết phát triển gỗ rừng trồng có chứng chỉ tại các địa phương như Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Yên Bái, Tuyên Quang… Động lực hình thành mô hình này là do yêu cầu của Tập đoàn IKEA đối với các nhà cung cấp là các công ty gia công chế biến gỗ cho tập đoàn nay, như Công ty Woodsland hay Công ty CP XNK Nam Định (NAFOCO), Công ty Scan Pacific. Theo yêu cầu của tập đoàn, toàn bộ các sản phẩm gỗ được cung cấp bởi các nhà cung cấp phải được làm từ nguồn gỗ có chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC. Để có nguồn cung gỗ FSC này, các nhà cung cấp cho IKEA tiến hành thực hiện liên kết với hàng nghìn hộ gia đình trồng rừng, với diện tích tham gia liên kết bình quân của mỗi hộ khoảng 1-3ha. Liên kết này này hiện được coi là có tiềm năng nâng cao lợi ích kinh tế cho các hộ trồng rừng, ổn định nguồn gỗ nguyên liệu đầu vào cho các công ty chế biến.

Ông Nguyễn Vinh Quang, đại diện Vifores cho biết, khi hợp tác sản xuất với IKEA, tỷ suất lợi nhuận ròng trên mỗi sản phẩm chỉ đạt khoảng 4-5%, thấp hơn nhiều so với lợi nhuận từ các đơn hàng với đối tác khác (từ 15-20%). Nhưng các hợp đồng với IKEA lại có khối lượng lớn nên xét về giá trị, các công ty này vẫn thu được lợi nhuận rất lớn. Cụ thể, năm 2016, NAFOCO có đơn hàng với IKEA trị giá tời 32,5 triệu USD, thu về lợi nhuận khoảng 1,3-1,6 triệu USD. Tương tự, Scansia Pacific cũng có đơn hàng trị giá 25 triệu USD với IKEA trong năm 2016, tương ứng lợi nhuận ròng khoảng 1-1,25 triệu USD.

Ngoài ra, các đơn hàng của IKEA có độ ổn định rất cao. Điều này giúp các nhà cung cấp có được kế hoạch sản xuất ổn định và dài hạn. Cụ thể, các nhà cung cấp có thể định hướng đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ, tuyển dụng và đào tạo lao động, xác định đối tác mới và mở rộng vùng nguyên liệu tốt hơn.

Về phía các hộ gia đình trồng rừng, trong mô hình liên kết giữa các nhà cung cấp của IKEA và các hộ trồng rừng có chứng chỉ FSC, công ty cam kết mua toàn bộ gỗ nguyên liệu phù hợp có chứng chỉ FSC của các hộ dân với giá cao hơn tối thiểu 10-18% so với giá trung bình của gỗ cùng loại không có chứng chỉ trên thị trường tại thời điểm giao dịch. Theo đó, ông Vinh tính toán, thu nhập từ việc bán gỗ của các hộ dân sẽ tăng thêm 15-27 triệu đồng mỗi ha.

Theo Viforest, sử dụng sản phẩm gỗ hợp pháp hiện đã trở thành yêu cầu bắt buộc ở hầu hết các quốc gia, bao gồm cả Việt Nam. Sản phẩm gỗ hợp pháp cũng đáp ứng được toàn bộ các yêu cầu tại các thị trường khó tính như Hoa Kỳ (với Đạo luật Lacey Act) hoặc các nước EU (trong khuôn khổ của Quy định về Gỗ EUTR). Hiện khoảng 60-70 tổng lượng gỗ rừng trồng được khai thác hàng năm có nguồn gốc từ các hộ gia đình, phần còn lại do các công ty lâm nghiệp, các hợp tác xã. Khoảng 70-80% nguồn gỗ từ rừng trồng của Việt nam được sử dụng làm dăm, phần còn lại được đưa vào chế biến đồ gỗ phục vụ xuất khẩu. Gỗ đưa vào chế biến có giá trị gia tăng cao hơn so với việc chế biến dăm. Hiện nguồn cung gỗ rừng trồng trong nước ngày càng quan trọng, trực tiếp góp phần giảm sự phụ thuộc của ngành chế biến gỗ vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: