【livescore kèo nhà cái】Dành 10.000 tỷ đồng vượt thu để chi tiền lương
Thưởng vượt thu hơn 1.600 tỷ đồng cho Hà Nội,ànhtỷđồngvượtthuđểchitiềnlươlivescore kèo nhà cái Vĩnh Phúc, Bắc Ninh
Theo báo cáo của Chính phủ, đến hết năm 2014, các nhiệm vụ bố trí trong dự toán chi đã cơ bản thực hiện hết. Căn cứ quy định của Luật NSNN và Nghị quyết 78 của Quốc hội, Chính phủ đã đề xuất về phương án sử dụng nguồn tăng thu NSNN năm 2014.
Đối với số tăng thu của NSĐP (41,75 nghìn tỷ đồng), yêu cầu UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quyết định sử dụng theo hướng: Số tăng thu tiền sử dụng đất (7,99 nghìn tỷ đồng) để đầu tư phát triển các công trình hạ tầng KTXH quan trọng. Số tăng thu ngoài thu tiền sử dụng đất phải dành tối thiểu 50% để tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo quy định, số còn lại ưu tiên xử lý để thanh toán nợ, thực hiện các chính sách an sinh xã hội (ASXH), khắc phục hậu quả thiên tai...
Đối với số tăng thu của NSTW (37,13 nghìn tỷ đồng), việc sử dụng đảm bảo nguyên tắc quy định của Luật NSNN, Nghị quyết của Quốc hội và tập trung giải quyết các vấn đề cấp thiết về ASXH, đảm bảo quốc phòng, an ninh.
Qua xem xét, đánh giá, Thường trực Uỷ ban Tài chính ngân sách (UBTCNS) nhất trí với đa số các đề xuất của Chính phủ.
Theo đó, dành và chuyển nguồn sang năm 2015 số tiền 10.000 tỷ đồng để thực hiện chính sách tiền lương. Thưởng vượt dự toán thu phân chia giữa NSTW và NSĐP cho 3 địa phương (Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh) theo quy định của Luật NSNN là 1.612,8 tỷ đồng.
Hỗ trợ đầu tư trở lại từ số vượt thu tại các cửa khẩu quốc tế đường bộ cho các địa phương 208,8 tỷ đồng. Bổ sung 6.524 tỷ đồng kinh phí xử lý nhu cầu cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý cho 2 ngân hàng chính sách.
Bổ sung thu hồi kinh phí NSTW đã ứng chi đảm bảo các nhiệm vụ cấp thiết về quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia là 4.641,2 tỷ đồng. Bổ sung 1.170 tỷ đồng kinh phí mua bù lương thực dự trữ quốc gia đã xuất cấp theo quy định của Luật Dự trữ quốc gia.
Bố trí 1.700 tỷ đồng bổ sung vốn đối ứng ODA
Bên cạnh đó, Thường trực UBTCNS cũng đề nghị Chính phủ cân nhắc một số nội dung.
Về khoản 4.153,4 tỷ đồng hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng theo cơ chế tài chính đặc thù cho Thủ đô Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, nhiều ý kiến đề nghị trong điều kiện NSTW còn khó khăn, cần dành thêm nguồn lực đáp ứng nhu cầu chi cấp bách và đầu tư xây dựng các dự án giao thông, thủy lợi phục vụ phát triển KTXH có tính vùng, miền, khu vực. Do vậy, nên bố trí khoảng 3.500 tỷ đồng để hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng theo cơ chế tài chính đặc thù cho hai thành phố này.
Đồng thời, UBTCNS đề nghị không bù hụt thu (33 tỷ đồng) đối với Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh do đã được hưởng cơ chế hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng nêu trên.
Về khoản bổ sung kinh phí 6.340,8 tỷ đồng thực hiện một số chính sách ASXH, Thường trực UBTCNS cho rằng, khả năng giải ngân từ nay đến cuối năm khó có thể sử dụng hết nguồn kinh phí này. Mặt khác, có một số chính sách phát sinh năm 2015 nên được xử lý từ nguồn dự phòng. Do đó, đề nghị Chính phủ xem xét, có thể cân nhắc chỉ bố trí khoảng 5.300 tỷ đồng đối với các nhiệm vụ này, giảm khoảng 1.000 tỷ đồng so với đề xuất. Giao Chính phủ phân bổ cụ thể kinh phí thực hiện chính sách ASXH.
Sau khi rà soát, điều chỉnh lại các nội dung trên, số kinh phí giảm so với phương án Chính phủ trình khoảng gần 1.700 tỷ đồng, đa số ý kiến trong Thường trực UBTCNS đề nghị bố trí bổ sung vốn đối ứng ODA, đặc biệt là kinh phí giải phóng mặt bằng để bảo đảm tiến độ thi công một số dự án trọng điểm theo cam kết vay vốn (như dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi); bố trí tăng vốn đầu tư sớm hoàn thành cho một số dự án thủy lợi cấp bách phục vụ phòng, chống hạn hán nghiêm trọng ở khu vực Nam Trung bộ (như dự án Hồ Tân Mỹ, Ninh Thuận); dự án đầu tư đường 991B kết nối Quốc lộ 51 với hệ thống cảng Cái Mép…
UBTCNS cũng đề nghị UBTVQH giao Chính phủ xem xét, quyết định thực hiện các dự án, công trình cấp bách cụ thể. /.
H.Y