您的当前位置:首页 > World Cup > 【kết quả giải hạng 2 đức】Tập đoàn Trung Thủy vang bóng một thời giờ làm ăn ra sao? 正文

【kết quả giải hạng 2 đức】Tập đoàn Trung Thủy vang bóng một thời giờ làm ăn ra sao?

时间:2025-01-12 13:25:58 来源:网络整理 编辑:World Cup

核心提示

(VTC News) - Tập đoàn Trung Thủy đã có thời gian phát triển nhanh và bay cao như “diều gặp gió” nhưn kết quả giải hạng 2 đức

(VTC News) -

Tập đoàn Trung Thủy đã có thời gian phát triển nhanh và bay cao như “diều gặp gió” nhưng càng về sau càng khó khăn.

Thời huy hoàng

Tập đoàn Trung Thủy là một trong những doanh nghiệp bất động sản hàng đầu tại Việt Nam với lịch sử hình thành và phát triển hơn 30 năm. Tập đoàn này khởi đầu từ lĩnh vực thủ công mỹ nghệ với thương hiệu Miss Áo Dài.

Tòa nhà Miss Áo Dài là biểu tượng một thời thịnh vượng của Tập đoàn Trung Thủy. (Ảnh: B.L)

Tòa nhà Miss Áo Dài là biểu tượng một thời thịnh vượng của Tập đoàn Trung Thủy. (Ảnh: B.L)

Năm 1982, ông Nguyễn Văn Trung và vợ là bà Dương Thanh Thủy bắt đầu khởi nghiệp bằng cửa hàng mỹ nghệ trên đường Nguyễn Huệ, Quận 1, TP.HCM. Đến năm 1997, ông Trung và bà Thủy quyết định lập nên thương hiệu “Miss Áo Dài” để tạo sự khác biệt với những cơ sở kinh doanh khác.

Thương hiệu mới mẻ này ăn nên, làm ra nhờ sản phẩm mỹ nghệ chất lượng và cung cấp dịch vụ may đo áo dài cho du khách khắp nơi. Nhờ lượng khách đông đảo, năm 2002, Công ty TNHH Trung Thủy ra đời. Những năm sau đó, công ty này liên tục trúng đấu giá và mua các khu đất đắc địa tại TP.HCM như: 22 - 22 Bis Lê Thánh Tôn, 21 Nguyễn Trung Ngạn (Quận 1)…

Khu đất 21 Nguyễn Trung Ngạn được xây dựng Tòa nhà Miss Áo Dài cao 15 tầng, đánh dấu thời kỳ vàng son của Miss Áo Dài và Công ty Trung Thủy. Khu đất 22 – 22 Bis Lê Thánh Tôn được xây dựng dự án Lancaster Lê Thánh Tôn. Đây là một trong những dự án căn hộ, văn phòng cao cấp tiêu biểu “đời đầu” của thành phố.

Đến năm 2008, Trung Thủy chuyển sang hoạt động theo mô hình tập đoàn và bắt đầu vươn ra những thành phố khác. Từ đó đến năm 2021, Tập đoàn Trung Thủy triển khai hàng loạt dự án tại Hà Nội và TP.HCM như: The Lancaster Núi Trúc; Lancaster Luminaire; Dreamplex Trần Quang Khải; Dreamplex Thái Hà, Dreamplex Điện Biên Phủ; Lancaster Lincoln; Lancaster Legacy…

Tại các tỉnh, thành phố khác, Trung Thủy cũng triển khai các dự án như: Khu Du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Trung Thủy rộng 100 ha tại huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa – Vũng Tàu; Khu du lịch Nghỉ dưỡng cao cấp Trung Thủy tại Bình Thuận; Khu du lịch Nghỉ dưỡng Trung Thủy tại Đà Lạt, Khu du lịch sinh thái Nam Ô (Đà Nẵng)… và nhiều dự án khác.

Tập đoàn Trung Thủy cũng tham gia đầu tư nhiều trạm dừng chân như: MeKong Reststop (Tiền Giang) nổi tiếng miền Tây Nam Bộ, MeKong Reststop Long Thành (Đồng Nai) và trạm dừng chân MeKong Reststop Hải Vân (Đà Nẵng). Bên cạnh đó, tập đoàn này cũng tham gia đầu tư vào lĩnh vực thẩm mỹ, làm đẹp với thương hiệu Sen Spa.

Dự án chậm triển khai, doanh thu giảm sút

Sau thời gian phát triển rực rỡ, Tập đoàn Trung Thủy bắt đầu gặp những trở ngại lớn với nhiều biến động, thách thức, nhất là trong lĩnh vực bất động sản.

Tập đoàn Trung Thủy gặp nhiều khó khăn khi triển khai các dự án bất động sản. (Ảnh: Đại Việt)

Tập đoàn Trung Thủy gặp nhiều khó khăn khi triển khai các dự án bất động sản. (Ảnh: Đại Việt)

Mới đây, Thanh tra Chính phủ vừa có kết luận về việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất kinh doanh sang xây dựng nhà ở tại Bộ GTVT giai đoạn 2011 - 2021. Trong đó, lực lượng thanh tra xác định có nhiều sai phạm xảy ra tại các dự án mà Tập đoàn Trung Thủy đang triển khai.

Cụ thể, Thanh tra Chính phủ xác định Công ty Trung Thủy Lancaster (thuộc Tập đoàn Trung Thủy) ký hợp tác đầu tư thực hiện dự án căn hộ với Công ty Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (Vitranschart) tại số 428 Nguyễn Tất Thành, Quận 4, TP.HCM khi chưa có đủ các quyền sử dụng đất theo quy định. Khu đất này rộng gần 2.200 m2 và đã dừng triển khai nhiều năm gây lãng phí nguồn lực của xã hội.

Bên cạnh đó, tại khu đất 430 Nguyễn Tất Thành rộng hơn 4.600 m2 do Cảng Sài Gòn và Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích Quận 4 chuyển nhượng cho Công ty Trung Thủy Lancaster nhưng không tổ chức đấu giá theo quy định. Dự án này cũng dừng triển khai nhiều năm gây lãng phí nguồn lực xã hội.

Theo ghi nhận của PV Báo điện tử VTC News, hai khu đất 428 và 430 Nguyễn Tất Thành có tổng diện tích gần 7.000 m2 với vị trí đắc địa nhưng “bất động” nhiều năm qua. Đây chính là khu vực mà Tập đoàn Trung Thủy triển khai dự án Lancaster Lincoln có quy mô 2 tòa tháp cao 40 tầng từ năm 2016. Việc dự án chậm triển khai cũng khiến tập đoàn này có doanh thu “khiêm tốn”.

Năm 2019, khi thị trường bất động sản đang trong thời kỳ hoàng kim nhất thì doanh thu của Tập đoàn Trung Thủy đạt 127 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 6 tỷ đồng. Đến năm 2020, doanh thu của tập đoàn này tiếp tục đi ngang với mức 132 tỷ đồng nhưng lợi nhuận chỉ còn 600 triệu đồng. Như vậy, lợi nhuận năm sau giảm 90% so với năm trước, biên lợi nhuận ròng chỉ còn khoảng 0,45%.

Đến năm 2021, doanh thu của Trung Thủy “tụt dốc” còn 84 tỷ đồng, lợi nhuận chỉ đạt vỏn vẹn 300 triệu đồng. Đây là mức lợi nhuận rất thấp trong nhiều năm kinh doanh của tập đoàn này. Đến năm 2022, tình hình mới được cải thiện khi doanh thu của Trung Thủy đạt 119 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 18 tỷ đồng. Những con số thể hiện việc kinh doanh trồi sụt, bất ổn của "ông lớn" trong ngành bất động sản như Trung Thủy.

Trong năm 2023 - 2024, Tập đoàn Trung Thủy đang triển khai một số dự án bất động sản quan trọng như Lancaster Legacy và Khu du lịch sinh thái Nam Ô. Trong đó, dự án Khu du lịch sinh thái Nam Ô cũng đã nằm “bất động” suốt 13 năm và mới khởi động trở lại.

Dự án Lancaster Legacy nằm trên đường Nguyễn Trãi, Quận 1, TP.HCM đang được rao bán với giá khoảng 230 triệu đồng/m2. (Ảnh: Đại Việt)

Dự án Lancaster Legacy nằm trên đường Nguyễn Trãi, Quận 1, TP.HCM đang được rao bán với giá khoảng 230 triệu đồng/m2. (Ảnh: Đại Việt)

Dự án Lancaster Legacy là dự án căn hộ, văn phòng, thương mại – dịch vụ nằm tại vị trí “vàng” trên đường Nguyễn Trãi, Quận 1, TP.HCM. Dự án này có quy mô 38 tầng với 33 tầng nổi, 5 tầng hầm. Thị trường đang chào bán căn hộ tại dự án Lancaster Legacy với mức giá khoảng 230 triệu đồng/m2. Dự án này đang trong quá trình thi công, hoàn thiện.

Dự án Khu du lịch sinh thái Nam Ô nằm tại quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng do Tập đoàn Trung Thủy làm chủ đầu tư có quy mô 35 ha. Trong đó có 25 ha dự án và 10 ha bờ biển. Tổng vốn đầu tư dự án Khu du lịch sinh thái Nam Ô là khoảng 4.500 tỷ đồng.

Dự án này được quy hoạch từ năm 2010, thế nhưng mãi đến năm 2023, dự án mới được khởi động trở lại. Việc dự án bất động suốt 13 năm cũng tiêu hao nguồn lực của Trung Thủy và xã hội.

Dự án tại Nam Ô, Đà Nẵng của Trung Thủy "đắp chiếu" suốt 13 năm. (Ảnh: B.L)

Dự án tại Nam Ô, Đà Nẵng của Trung Thủy "đắp chiếu" suốt 13 năm. (Ảnh: B.L)

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến doanh thu tuột dốc của Tập đoàn Trung Thủy. Trong đó, nguyên nhân lớn nhất chính là việc các dự án chậm triển khai, bị trì hoãn do vướng mắc các thủ tục pháp lý. Việc chậm triển khai kéo theo chi phí tăng cao, ảnh hưởng lớn đến doanh thu.

Nguyên nhân tiếp theo chính là việc cạnh tranh khốc liệt của thị trường bất động sản trong 10 năm qua. Nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước cạnh tranh nhau thị phần cũng như các phân khúc luôn “ken đặc” đối thủ đã khiến Trung Thủy không thể duy trì thị phần, doanh thu và lợi nhuận.

Dự án vướng mắc pháp lý, chậm triển khai là một trong những nguyên nhân chính khiến Tập đoàn Trung Thủy có doanh thu khiêm tốn. (Ảnh: Đại Việt)

Dự án vướng mắc pháp lý, chậm triển khai là một trong những nguyên nhân chính khiến Tập đoàn Trung Thủy có doanh thu khiêm tốn. (Ảnh: Đại Việt)

Bên cạnh đó, kết quả kinh doanh của Trung Thủy giảm sút một phần do quản lý chi phí chưa hiệu quả. Điều đó thể hiện qua việc doanh thu tăng nhưng chi phí hoạt động cũng tăng theo và lợi nhuận “teo tóp”. 

Ngoài ra, các rủi ro bất khả kháng như đại dịch COVID-19, suy thoái kinh tế toàn cầu cũng là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp bất động sản phân khúc cao cấp như Trung Thủy bị ảnh hưởng nặng nề.

Hiện nay, Tập đoàn Trung Thủy vẫn do 3 thành viên trong gia đình nắm quyền sở hữu. Trong đó, bà Dương Thanh Thủy nắm giữ 80% cổ phần, ông Nguyễn Văn Trung nắm giữ 10% cổ phần và ông Nguyễn Trung Tín (con trai ông Trung, bà Thủy) sở hữu 10% cổ phần. Ông Nguyễn Văn Trung đang là Chủ tịch HĐQT kiêm đại diện pháp luật của Trung Thủy Group. Ông Nguyễn Trung Tín là Tổng giám đốc. Vốn điều lệ của doanh nghiệp này đang ở mức 800 tỷ đồng.

ĐẠI VIỆT