【bxh bd phap】Xử lý nợ xấu theo nguyên tắc thị trường
Không hốt hoảng vì nợ xấu
Theửlýnợxấutheonguyêntắcthịtrườbxh bd phapo nhận định của một số chuyên gia kinh tế, chúng ta không nên quá hốt hoảng trước tình trạng nợ xấu hiện nay. Điều quan trọng trong lúc này đó là chúng ta bình tĩnh để nhìn nhận, đánh giá và tìm rõ nguyên nhân của nợ xấu. Trên cơ sở đó, có những giải pháp phù hợp, kịp thời mới giải quyết căn bản, không để nợ xấu tiếp tục diễn biến phức tạp. Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng- TS. Nguyễn Kim Thanh nhận định: Nợ xấu là sự tồn tại tất yếu trong hoạt động của hệ thống ngân hàng. Vì vậy, sự tồn tại của nợ xấu chỉ thực sự nguy hiểm khi nó vọt lên ngưỡng cao hoặc bối cảnh kinh tế, tình hình tài chính hiện tại của các chủ thể trong nền kinh tế có thể đẩy nợ xấu lên mức nguy hiểm trong tương lai.
Báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội cuối tháng 8 vừa qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết, từ năm 2008 đến nay, nợ xấu của các tổ chức tín dụng có xu hướng tăng nhanh. Theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, đến ngày 31-5-2012, nợ xấu của hệ thống là 117.723 tỷ đồng, chiếm 4,47% so với tổng dư nợ tín dụng. Theo kết quả giám sát của Ngân hàng Nhà nước, đến ngày 31-3-2012 nợ xấu của các tổ chức tín dụng là 202.099 tỷ đồng, chiếm 8,6% tổng dư nợ cấp tín dụng, trong đó, nợ xấu của nhóm NHTM Nhà nước là 125,8 ngàn tỷ đồng, chiếm 10,37% dư nợ cấp tín dụng của nhóm NHTM Nhà nước; nợ xấu của nhóm NHTM cổ phần là 60,9 ngàn tỷ đồng, chiếm 5,8% dư nợ tín dụng của nhóm NHTM cổ phần.
Nhìn nhận con số 8,6% nợ xấu này, TS. Nguyễn Kim Thanh cho rằng, đây là tỷ lệ đáng lo ngại nhưng chưa đến mức bi kịch. So với thời điểm khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 nợ xấu của các quốc gia khác còn leo lên mức 30-40%. Tuy nhiên, theo TS. Thanh, nếu không có một cơ chế xử lý nợ xấu, khi quy tụ thành quy mô lớn, nó có thể sẽ nguy hại đối với nền kinh tế. Đặc biệt khi nhìn vào điều kiện kinh tế nói chung và điều kiện kinh doanh của các ngân hàng và DN Việt Nam hiện nay trong bối cảnh tái cấu trúc toàn nền kinh tế đang được đặt ra thì nợ xấu nếu không được xử lý triệt để có thể sẽ bùng phát lên mức nguy hiểm. Và để giải quyết nợ xấu, theo nhiều chuyên gia kinh tế, cũng cần phải xác định gốc rễ của nợ xấu nằm ở đâu vì thực chất những gì chúng ta thấy trên bảng cân đối của ngân hàng chỉ đơn giản là kết quả cuối cùng. Giải quyết nợ xấu trên bảng cân đối ngân hàng chẳng khác gì giải quyết phần ngọn của vấn đề. Nếu giải quyết được gốc rễ, tức là từ những DN thực sự phát sinh nợ xấu, khi đó hệ thống hoàn trả sẽ phát huy tác dụng và nợ xấu mới thực sự được giải quyết.
Hạn chế tối đa nguồn tài chính Nhà nước để xử lý nợ xấu
Chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Thị Mùi và TS. Ngô Trí Long cùng đồng quan điểm về nhìn nhận trách nhiệm để xảy ra nợ xấu đầu tiên là phía ngân hàng. Do đó trách nhiệm xử lý nợ xấu trước hết là của các tổ chức tín dụng và nguyên tắc phải thực hiện theo thị trường. Theo đó, việc xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng phải đảm bảo hiệu quả về mặt kinh tế. Giải pháp hỗ trợ của Nhà nước chỉ thực hiện đối với số nợ xấu còn lại sau khi tổ chức tín dụng đã tự xử lý và theo nguyên tắc đảm bảo hài hòa hiệu quả kinh tế và xã hội. Về nguyên tắc, Nhà nước chỉ can thiệp trực tiếp trong trường hợp nguy cấp, nợ xấu có thể đe dọa đến tính thanh khoản và sự an toàn của cả hệ thống, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự ổn định của nền kinh tế. Nhà nước chỉ hỗ trợ xử lý nợ xấu thông qua cơ chế, chính sách như tháo gỡ vướng mắc về pháp lý liên quan đến xử lý tài sản đảm bảo, mua bán nợ… Trên cơ sở đó, ông Long đề nghị: Nên hạn chế tối đa sử dụng nguồn tài chính của Nhà nước để xử lý nợ xấu.
Nhìn nhận kinh nghiệm nước ngoài, ông Long cho biết, xử lý nợ xấu theo kinh nghiệm của thế giới có 3 biện pháp cơ bản. Đó là Chính phủ bơm tiền trực tiếp cho các ngân hàng để giải quyết nợ xấu và cho vay mới; thành lập công ty mua bán nợ (AMC) quốc gia; và quốc hữu hóa những ngân hàng yếu kém. Tuy nhiên, làm phương pháp loại trừ, cả 2 phương án Chính phủ bơm tiền trực tiếp cho các ngân hàng và quốc hữu hóa những ngân hàng yếu kém là không thể vì tốn kém và không có lợi cho nền kinh tế. Do đó chỉ còn duy nhất phương án phù hợp trong bối cảnh hiện nay đó là thành lập Công ty mua bán nợ quốc gia. Dù công ty mua bán nợ thuộc Ngân hàng Nhà nước hay Bộ Tài chính thì theo một số chuyên gia kinh tế, công ty này buộc phải bảo đảm hoạt động có lãi. Ngoài ra, để công ty này hoạt động hiệu quả thì cần có những văn bản pháp lý đi kèm. Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long và Võ Trí Thành đều đồng quan điểm khi đề nghị cần có hẳn một nghị định riêng để xử lý nợ. Mở rộng yêu cầu hơn, TS. Nguyễn Thị Kim Thanh đề nghị, bên cạnh việc hỗ trợ nguồn vốn ban đầu để xử lý nợ xấu, Chính phủ và Nhà nước còn đóng vai trò tạo điều kiện để xây dựng một khuôn khổ pháp lý đủ mạnh để có thể điều tiết toàn bộ các hoạt động liên quan đến việc xử lý nợ xấu, tạo lập một môi trường hoạt động minh bạch, bình đẳng, thông suốt.
Linh hoạt và cụ thể hơn trong xử lý nợ xấu, chúng ta phải nhìn nhận một thực tế đó là dù nợ xấu được xử lý theo cơ chế nào thì muốn thành công đều cần có sự tham gia và chia sẻ tích cực của DN có nợ, ngân hàng chủ nợ và Chính phủ. Chính phủ tạo điều kiện cho thị trường tài chính phát triển đúng mức, kịp thời. Trong khi đó, DN và ngân hàng là những đối tượng trực tiếp tham gia cũng cần phải dứt khoát, linh hoạt trong quá trình định giá các khoản nợ xấu, thỏa thuận mua bán lại nợ và đặc biệt là giai đoạn phục hồi lại giá trị của các tài sản xấu đã mua lại.
Ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại: Cần 1 định chế mới để xử lý nợ xấu quốc gia Sức ép nợ xấu trước đây chưa cấp bách như bây giờ. Tôi ủng hộ phương án thành lập một định chế mới, dứt khoát phải có định chế để xử lý nợ xấu quốc gia. Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước phải phối hợp để dự thảo ngay 1 nghị định trình Chính phủ về xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng bao gồm quy định cụ thể về mức chiết khấu đối với từng nhóm nợ, coi đây là quy định bắt buộc. Ngoài ra, cần thành lập các tổ chức định mức xếp hạng tín nhiệm. Nguyên tắc của Công ty này phải bảo toàn vốn nhưng không lấy lợi nhuận làm trọng. Nếu như có lãi, có thể bán đấu giá để có lãi. Phần lãi có thể phân phối cho DN có nợ, NH (chủ nợ) và cho công ty này. Vốn từ đâu cũng là vấn đề đáng bàn. Ngân hàng Nhà nước có thể tạm ứng khoản vốn ban đầu, sau đó phát hành chứng khoán để huy động vốn. Ngoài ra có thể chuyển nợ của DN thành cổ phần, DN có thể góp cổ phần bằng nợ. Có thể nâng cấp Công ty mua bán nợ của Bộ Tài chính (DATC) hoặc lập công ty mới nhưng dứt khoát phải trên nguyên tắc đó. Bà Dương Thu Hương, nguyên Tổng thư ký Hiệp hội ngân hàng: Giải phóng hàng tồn kho để giảm nợ xấu Nợ xấu hiện nay là một điều rất tất yếu chứ không phải là ghê gớm. Tình hình kinh tế rơi vào khó khăn, DN khó khăn thì nợ xấu tăng là tất yếu và nợ xấu đã tồn tại từ lâu nay, chỉ có điều trước đây chúng ta chưa quan tâm đến. Chúng ta cần bình tĩnh trong nhận thức về nợ xấu, không nên hốt hoảng vì trong thực tế nợ xấu có lúc còn hơn thế. Nợ xấu nghĩa là khi chúng ta đã đến giai đoạn trả nợ mà không trả được. Tuy nhiên, chúng ta chưa tính đến các trường hợp hoãn nợ, giãn nợ, đảo nợ. Những khoản đó cũng đang tiềm ẩn gia tăng nợ xấu. Chúng ta cũng cần tính vào là nợ xấu để xem thực chất thế nào. Bởi nhận định được tình hình thì khi đó mới có giải pháp được. Nguyên nhân khiến nợ xấu gia tăng đó chính là số hàng tồn kho lớn. Đây là nguyên nhân vô cùng lớn, là nguyên nhân trực tiếp làm nợ xấu tăng. Tôi chưa thấy bộ, ngành nào đề cập giải pháp quyết liệt để giải quyết hàng tồn kho, trừ Bộ Tài chính. Phương án mở rộng chi tiêu chính phủ, đẩy mạnh giải ngân các nguồn vốn đầu tư từ NSNN, từ TPCP… chắc chắn những tồn kho sắt, thép, xi măng sẽ được giải quyết. Còn các mảng khác tôi chưa thấy rõ những thay đổi. Ông Quách Mạnh Hào, Chủ nhiệm Khoa Tài chính (ĐH Quốc gia Hà Nội): Khuyến khích phá sản, siết chặt an toàn tài chính NH Chẳng việc gì phải cứu các ngân hàng yếu kém. Phát sinh nợ xấu là lỗi ở phía ngân hàng. Các ngân hàng hiện nay chẳng khác mô hình “con di” là mấy. Tài sản sinh lời không có, lấy mức huy động cao để dùng tiền người này trả cho người khác. Các ngân hàng đang tiến tới mô hình đó bởi có sự bảo lãnh lớn của Ngân hàng Nhà nước, sẵn sàng huy động bằng mọi giá và sẵn sàng không chịu trách nhiệm vì đã có bảo lãnh rồi. Phải khuyến khích phá sản, siết chặt an toàn tài chính ngân hàng. Khi người dân gửi tiền, nếu ngân hàng phá sản, người dân bị mất tiền thì sẽ gây mất ổn định xã hội. Tuy nhiên, cũng cần phải làm rõ vấn đề này vì khi người dân “hám lợi” muốn hưởng lãi suất cao thì phải chấp nhận rủi ro. Do đó, nên có cơ chế khuyến khích ủng hộ về phá sản và sáp nhập ngân hàng, đó là bước 1. Bước 2 là xử lý hỗ trợ những ngân hàng đáng được hỗ trợ sau khi đã sàng lọc, siết chặt an toàn tài chính. Nếu không tình trạng tài chính ngân hàng sẽ tiếp tục rủi ro và không có biến chuyển gì mấy. T.THẮNG (ghi) |
Minh Anh
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/723d798357.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。